Văn Xuôi Trưởng Thành

Ấn tượng đêm giáng sinh

Ấn tượng đêm Giáng Sinh

Tôi là con gái đầu lòng nên sau những giờ nghỉ học hoặc rãnh rỗi ba tôi thường chở sau xe để đi chơi và tham quan đây đó.

Cách đây 39 năm. Ba tôi được cấp trên bổ nhiệm phụ trách một trại tị nạn.

Công việc thường ngày của ba tôi là phát lương thực và lo các thủ tục hành chánh giúp họ.

Nói là trại tị nạn, nhưng thực tế là số người do quân đội Úc gom từ các nơi lẻ tẻ về đây, dân chúng rất đông, gặp ai ba tôi cũng thân tình thăm hỏi.

Đặc biệt có một gia đình ba tôi hay lui tới, hai ông bà già không có con, tên ông là Sửu nhưng người ta thường gọi là ông bà Chín.Ông bà Chín trông dáng vẻ phong sương, có điểm nét buồn hay tư lự.

Một chiều trước lễ Giáng Sinh, trời mưa rả rích, trên đường về nhà ba tôi và tôi ghé tạm nhà ông trong giây lát để trú mưa, ngồi quá đã hai tiếng đồng hồ mà mưa không ngứt.

Ba tôi buột miệng than :

– Tội quá! trời thế này làm sao về kịp chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh.

Ngồi đối diện với ba tôi, ông Chín bỗng cất tiếng hỏi :

– Ủa! Đêm nay là lễ Giáng Sinh, trên Bình Giã chú, chắc tổ chức lớn ?

Không đâu Bác cũng thường như mỗi năm thôi – Ba tôi đáp

Ba tôi liền hỏi:

– Này bác Chín, bác là người ngoại đạo, bác có nhận xét gì về lễ Giáng Sinh không ?

Ông Chín nói:

– Có chớ! Mỗi năm khi lễ Giáng Sinh đến, tôi thấy người ta thắp đèn ngôi sao làm hang đá thấy trong lòng mình nhớ nhớ gì đó.

Ba tôi hỏi:

-Thế bác có tìm hiểu gì không?Không tôi cũng chẳng nghĩ gì chỉ lướt thoáng qua rồi lại quên ngay – Ông Chín đáp.

Tôi xin lỗi, chắc quá  khứ bác đã gặp một điều gì ấn tượng về ngày lễ, rồi một khi xuất hiền trước mắt Bác lại tưởng nhớ mung lung.

Ông Chín kể:

– Chẳng dấu gì chú, tôi cũng là người gốc Bắc, quê ở Thái Bình. Đã chịu phép rửa tội tại Nhà Thờ. Khi tôi lên bốn tuổi thì cha mẹ mất, ở với bà nội. Trong một đêm Giáng Sinh, bà nội dắt tay tôi lên Nhà Thờ xem hang đá, có Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ, có chiên bò, thiên thần và nhiều lắm. Tôi chỉ thấy và nhớ vậy. Bà nội giải thích, chúa xuống thế gian chịu cực khổ như vậy vì loài người tội lỗi. Câu nói ấy, hình ảnh ấy đã ghi vào tôi một ấn tượng máng máng tận tới bây giờ. Thật hoàn cảnh trớ trêu, ở với bà nội được mấy năm gì đo, rồi bà nội cũng ra đi để lại mình tôi côi cút không nơi nương tựa, người ta chuyền tay nhau nuôi tôi hết người này qua người khác cho đến khi tôi được mười tám tuổi, một dịp may đến với ba tơi, có người giới thiệu tôi vào nam làm công nhân đồn điền, thật là mở cờ trong bụng tôi rất mừng và đồng ý đi theo bạn bè vào Nam, nhờ họ giúp đỡ lộ trình. Vào trong này tôi được đem đến đồn điền cao su Bình Ba, lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn, bệnh tật, sốt rét và chưa quen công việc. Dần dà ngày tháng trôi qua, mọi khó khăn đều được khắc phục.

Đến hai mươi lăm tuổi, tôi quen một người con gái tên là Lan gốc miền Tây (tức là bà chín bây giờ ). Hai đứa cùng cảnh ngộ, chúng tôi yêu nhau và về sống với nhau,không phép đạo không phép đời.

Ông Chín ngắt lại một phút rồi ông nói:

– Thôi nói chuyện này hơi dài để lúc có dịp tôi sẽ kẻ lại chú nghe.

Ông Chín bùi ngùi bảo tôi:

– Từ lúc bà nội tôi mất cho đến nay tôi đã bảy mươi tuổi đời có còn nhớ đạo nghĩa gì đâu mà cũng chẳng có ai nói cho tôi biết. Chỉ có lúc nào gặp lễ thì nhớ lại câu nói máng máng của bà nội thuở xưa.

Ba tôi thừa dịp đi sâu vào câu chuyện:

– Thế ra Bác cũng là người có đạo, Bác đã được chịu phép rửa tội, vì hoàn cảnh tạo cho Bác thành người xiêu bạt, không ai nâng đỡ phần hồn, phần xác, để đến nỗi thành người vô đạo.

Này Bác, bây giờ Bác đã lớn tuổi, có một lúc nào đó Bác cũng phải ra đi, mà đi về đâu? Con người có một linh hồn bất tử chẳng hư mất, sau cuộc sống này, linh hồn,một là đi về với Chúa hưởng phúc thiên đường, hai là theo ma quỷ xuống ngục khổ hình, Bác nghĩ sao ? Điều đó ta phải tin thật.

Ông chín đáp:

– Thế thì chú bảo tôi phải làm gì bây giờ.

Ba tôi lại nói:

– Trước tiên Bác hãy trở về với đạo mà từ nhỏ Bác Đã gia nhập.

Suy nghĩ chốc lát, ông Chín hỏi:

– Một người như tôi đã bỏ từ lâu không biết gì thế trở lại có khó khăn lắm không?

Ba tôi nói:

–  Không sao, miễn là Bác có ý định thật lòng trở lại. Những điều gì cần tôi sẽ sẵn lòng giúp Bác. Thiên chúa là cha nhân lành luôn sẵn sàng tha thứ và đón nhận người con trở lại.

Khoảng mấy tháng sau ông Chín lâm bệnh, ông cho người tìm ba tôi và ngỏ ý muốn trở lại đạo nhờ ba tôi giúp. Ba tôi vội vàng lên gặp cha xứ  Bình Ba ( tức cha Công ) để thưa chuyện. Cha con trao đổi với nhau, Ngài rất nhiệt tâm và đến tận nơi lo liệu cho ông. Được một tuần sau, ông đã trút hơi thở cuối cùng, sau khi đã hoàn toàn trở về với Chúa. Đám tang có ba tôi và rất đông bà con giáo xứ Bình Ba đưa tiễn.

Thật là một ấn tượng đẹp khó quên.

Trong cuộc sống chúng ta làm một việc gì hữu ích hoặc nói một lời gì tốt đẹp dù chưa có kết quả hiện tại nhưng nó lại có tác dụng lâu dài như câu chuyện có thật năm xưa.

Kim Chung

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời