Giáo dục Khoa học

Phân biệt chữ i và chữ Y

Ngày trước, chúng tôi đọc 2 chữ I và Y theo thứ tự là I và Y GỜ RẾCH
Quy ước cách viết i và y (i và y grec) [quy ước IV]
Đây là cách viết gây nhiều tranh cãi, nhất là kể từ năm 1980, khi Bộ Giáo dục ra quy định thay thế y (i-gờ-rếch – trong nước đọc quen là “y dài”) bằng i (trong nước đọc quen là “i ngắn”) trong cách viết chữ Quốc Ngữ.
Vấn đề trở nên “phức tạp” vì “cách đọc” (phát âm) i và y “có vẻ giống nhau”. Thực tế, từ thuở nhỏ (cách nay 80 năm), chúng tôi “học vỡ lòng”, đã đọc “i” là i, còn “y”, đọc là “i-gờ-rếch”. “Hình ảnh ngắn dài” của các chữ “i, y” chỉ có ý để các em bé dễ nhận ra “mặt chữ” mà thôi, không phải dùng để phát âm hay đánh vần.
Thí dụ, vần “ai” và vần “ay”. Nếu i “đọc” là “i ngắn” và y “đọc” là “i dài”, chẳng lẽ ta đánh vần: “a-i-ngắn-ai, “a-i dài = ay”? (phải đánh vần a-i = ai, a-i-gờ-rếch = ay chứ?!). Như vậy “i” đọc lên (phát âm) “rất khác” y (i-gờ-rếch).
Chúng tôi đồng thuận với những nhà giáo tại Việt Nam Cộng hòa trước 1975 và tại hải ngoại sau 1975 về 3 quy ước sau:
Quy ước 4a:
Viết y (i-gờ-rếch) khi đứng một mình và có nguồn gốc Hán Việt, ví dụ: y phục, y tế, ý tưởng…
Quy ước 4b:
Viết y (i-gờ-rếch) đối với tên riêng (ngoại trừ tên người đã được viết bằng i ngắn), ví dụ: Lý Thường Kiệt, nước Mỹ, Mỹ Tho.
Quy ước 4c:
Viết y (i-gờ-rếch) những từ ngữ gốc Hán Việt sau các chữ H, M, L, K, T, QU.
Mẹo ghi nhớ, theo một trường dạy Việt Ngữ tại Texas là: Học Mau Lên Kẻo Ta Quên. Thí dụ: Hy vọng, mỹ thuật, lý thuyết, kỷ yếu, tỷ lệ, quý vị…
Những từ ngữ bé tí, tỉ mỉ, đi ị, í ới,… viết i ngắn vì không có gốc Hán Việt.
Tác giả: Nguyễn Song Thuận
LeVanQuy sưu tầm
<3 <3

Facebook Profile photo
Follow Me:

Trả lời