Lịch sử Bình Giả

Phi Lộc Ký Sử – Phần 2

PHẦN II RỘC 11 VÀ ĐÌA THẦYNgười dân Phi-Lộc lúc bấy giờ tuy đã an cư nhưng chưa lập nghiệp vì đất đai thiếu thốn, nên mọi người phải sống đủ ngành nghề để mưu sinh đã vậy còn phải đối phó các làng dân sống quanh vùng luôn tìm mọi cách chèn ép , đố kỵ và luôn luôn muốn hủy hại làng Phi-Lộc không còn tồn tại trong vùng , tuy đất nơi đây còn nhiểu chưa khai phá nhưng đã bị các làng lân cận bao quanh cả rồi.Về hướng đông bắc gần làng còn một khu đầm lầy khoảng chừng trên dưới 20ha, khu này Phi-Lộc và Yên Sở đang tranh nhau khai hoang. Diễn biến coi mòi phức tạp khó tránh vì Phi-Lộc thân đơn thế cô, Yên Sở dân đông lại được chính quyền phong kiến địa phương ủng hộ , thật nan giải, vô kế khả thi. Nếu Phi-Lộc không chiếm được vùng đất màu mỡ này thì số phận thật bi đát. Viễn cảnh nghèo đói sẽ đeo đẳng suốt đời, tương lai con cháu sẽ đi về đâu? Đó là câu hỏi mà không có câu trả lời đã làm nhức nhói bao bộ óc, ăn không ngon, ngủ không đầy giấc của các cụ, đã kéo dài nhiều cuộc họp bàn mà vẫn chưa có đáp số.Sau cùng trong một cuộc họp dưới sự chủ tọa của thầy giảng, phương án tái chiến được đưa ra, mọi người nhất trí áp dụng đúng kế hoạch.Khuya hôm ấy 11 người âm thầm ra đi, mọi người đã được phân công, người cầm cưa, người cầm mác tiến tới vùng đất cạnh tranh. Địa điểm thuận lợi gần nơi xảy ra tranh chấp có một bụi tre vàng, theo sự phân công họ tới sát bụi tre, dùng cưa, cưa đứt vòng tròn cho đứt vòng ngoài, đồng thời cưa khúc ngắn từng sải tay (cũng cưa đứt vòng ngoài) công tác hoàn tất họ ra về.Sáng hôm sau khi mặt trời nhố lên lũy tre làng là họ nhất tề ra điểm đả ấn định – khi mặt trời lên quãng độ que sào (8h30’ sáng) trước mặt dân Phi-Lộc là dân Yên Sở đang bươn bả vượt qua sông, người cầm mác, cầm cuốc, người Yên Sở đang hăm hở tiến tới khu đất tranh chấp.Mười một tiếng thét lớn như tiếng xung phong của càm tử quân lúc lâm trận, 11 bóng người vút nhanh tới bụi tre, người thì dựt đứt , người thì bẻ gậy xông vào ác chiến với đối thủ. Phần dân Yên Sở tuy đông nhưng thiếu chỉ huy, thiếu chuẩn bị tinh thần và không thể tiên liệu sự cố xảy ra như vậy. Họ lúng túng ngơ ngác và hoảng sợ, vứt bỏ dụng cụ tháo chạy vượt qua sông . Họ không thể ngờ dân Phi-Lộc quá dũng cảm và sức mạnh, tay không cũng có thể bẻ cả cây tre ra làm từng đoạn một, sức mạnh này họ không thể ngờ được, như vậy đâu còn dám tranh giành miếng đất này nữa. Sau cùng họ cho người tới cầu hòa và cam kết nhường khu đất cho Phi-Lộc canh tác, Phi-Lộc phải trả lại tất cả bò và các công cụ của họ bỏ lại trong cuộc chiến vừa qua.Khu đất này rộng khoảng trên dưới 25 mẫu được chia cho 10 gia đình canh tác và thầy giảng, vì tu hành nên làng mới đào 1 cái đìa cho thầy ăn Cá vì thế mới được mang danh Rộc 11 và đìa thầy cho tới nay (Rộc này là của ông Điền). PHONG TRÀO VĂN THÂN NGHỆ AN 1874 – 1876Phong trào Cần Vương 1889, Vua Gia Long băng hà, con cháu nhà Vua như: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức là những bạo chúa chẳng còn tuân lời di chúc của cha ông và cũng quên đi ân tình với Đức cha Bá Đa Lộc đã góp công lớn cho chiếc ngai vàng của Nguyễn Triều, đã ra lệnh hạ sát người công giáo hết sức dã man.Trong ba đời vua này có ít nhất trăm ngàn anh hùng tự đạo, lấy máu đào minh chứng đức tin, tô thắm vườn hồng của Thiên Quốc, tô đậm nét ,oai hùng của lịch sử giáo hội Việt Nam.Bảo tố phủ kín bầu trởi giáo hội. Nhưng làng Phi-Lộc nhờ vào bàn tay của Chúa quan phòng cũng không đến nỗi nào. Tuy những năm cuối đời vua Tự Đức mới bị thiệt hại mà thôi.Trong phong trào đi chiếm các nước nhược tiểu làm thổ địa , để mở rộng các đồn điền (cao su, cafe) và mở rộng thương trường, các cường quốc tây phương đều muốn cái mộng ấy.Việc tàn sát người công giáo là cái cớ để quân pháp đem quân vào đô hộ nước ta.Năm 1871 quân pháp đổ bộ vào Hội An đánh chiếm thành Gia Định-Biên Hòa, quân ta với vũ khí thô sơ đã bị thất thủ. Vua Tự Đức đã phải cắt đất 3 tỉnh cầu hòa (Gia Định-Biên Hòa-Hà Tiên) trong bản hòa ước có khoản được ghi bãi bỏ lệnh cấm đạo, được tự do truyền đạo và tòng đạo (vì điều khoản trên mà công giáo bị tai tiếng, ngờ vực tới tận ngày nay).Mùa xuân năm 1874 vì sự hiều lầm của những phần tử yêu nước, họ quy trách cho người công giáo đã rước quân pháp vào dày xéo quê hương.Trong thời gian này có hai người Tú Tài nho tên là: Trần Tấn và Đỗ Như Mai đứng lên qui tụ khoảng 3.000 người lấy tên là Văn Thân với chiêu bài bình tây sát tả, kéo quân đi đốt phá tàn sát người công giáo từ làng này tới làng nọ khắp tỉnh Nghệ AnLàng Phi-Lộc cùng chung số phận trong năm ấy, dân làng đã kịp thời lánh nạn nên tránh được họa diệt vong.Duy nhất có ông Trần Hậu Quản con trai trưởng ông Trần Hậu Du vì đi chữa bệnh ở làng Si nên đã được phúc tử vì đạo trong năm ấy.Phong trào văn thân ở Nghệ An kéo dài trong hai năm. Vua Tự Đức bị pháp khiển trách vi phạm hòa ước nên đã đem quân đi Bình Định tới năm 1876 mới dẹp yên. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNGVua Tự Đức băng hà, triều định thồi nát. Hai vị quan Tôn Thất Thiết và Nguyễn Văn Tường chuyên quyền. ngôi Cửu Trùng thay đổi như thay áo thế vua này lập vua kia, kẻ gian thần chun bò khắp cung nội, người tôi trung bị cắt chức đuổi về.Như trường hợp cụ Phan Đình Phùng ngày ấy cụ về sống ở đồn điền Vũ Quang thuộc Hương Khê, Hà Tĩnh. Vào khoảng năm 1889 cụ nuôi mộng lớn đánh đuổi quân pháp dành độc lập, cụ chiêu mộ các phu thành lập đảng văn thân với chiêu bài cần vương vẫn chưa đích Bình Tây sát tả, đảng Văn Thân cư ở Nghệ An lại lục đục kéo nhân gia nhập dưới cờ.Năm Thành Thái nguyên niên 1889 ông bắt đầu từ căn cứ Vũ Quang xuất phát địa bàn hoạt động gần 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Đánh thắng nhiều trận lớn, quân Pháp và Quân Nguyễn Triều đã nhiều phen nể mặt kiên oai.Nhưng một việc đáng tiếc là người công giáo bị thảm sát quá nhiều, nhà cửa, làng mạc bị thiêu rụi (người công giáo vẫn bị nghi ngờ là việt gian bán nước)Để tự vệ nhà Chung đã phải thành lập một lực lượng để chống lại hay nói cách khác là tiếp cứu các đạo hữu. Vì vậy đã xảy ra nhiều trận ác chiến giữa lực lưỡng đôi bên.Chủ sói phía nhà Chung là cố Thông (linh mục người pháp) tên thật là Alphon Klingler, phía Văn Thân là Thước Bảy. Thước Bảy là biệt danh của y chứ tên thật là gì thì không ai biết (y cao 1m70’ và có đôi tay dài quá gối, nên người đương thời ghép cho y cái biệt danh này).Y là một viên tướng có tài, điềm tĩnh, cẩn thận, chiến thuật điều binh khiển tướng ít người bì kịp. Với bản tính đa nghi, đa tình, đa sát, mê gái đó là điểm xấu tối kỵ ở một võ tướng nên đã đem cho y cái chết sau này.Nàng là một thiếu phụ góa chồng lúc tuổi đời còn quá trẻ, được trời ban cho một nhan sắc chim sa, cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường (xin lỗi có lẽ tôi nói quá chăng) nói tóm lại là thật đẹp thật xinh, nàng đã làm xao xuyến trái tim của viên võ tướng đa tình. Còn nàng rất đau lòng trước cảnh đồng đạo bị thác oan, nên đã trù mưu tính kế dùng mỹ nhân kế gài bẫy tên háo sắc đa sát này. Một đêm kia sau khi hẹn với Thước Bảy ăn bữa giỗ đoạn tang chồng, nàng mật báo cho Cố Thông đem quân đến phục kích, Thướt Bảy trong chếnh choáng hơi men và đang được người đẹp kề bên hầu rượu y uống, uống mãi khi quá chén gục đầu xuống bàn như khúc gỗ. Nàng bèn đổ nhẹ khẩu súng và thuận tay quạt tắt đèn làm ám hiệu, tấm phên lá cót đã được cắt các mối lạt buộc hồi chiều, 20 tên lực sĩ cảm tử đè ập lên người Thước Bảy và trói y lại, các dây thừng trói y và y dãy dụa làm đứt toang ra, sau cùng phải lấy dây xích trói y lại bỏ vào cùm. Lúc này y đã tỉnh rượu ngước mắt nhìn thiếu phụ trời đã hại ta, còn nàng một thoàng hối hận cảm thương cho người đã vì mình mà mang họa, sau vụ này nàng được truy tặng thất phẩm nên được gọi là bà Thất Thường, không rõ tên Thường là tên bà hay chồng bà. Còn Thước Bảy bị đầy đi An- giê-ri cùng một chuyến tàu với vua Hàm Nghi và chết tại đó. THẢM CẢNH Ở LANG NÚI BẢO NHAMHàng ngàn người của các xứ đạo quanh vùng đã phải lẫn trốn hai ngày nay trước sứcc truy đuổi của Văn Thân. Người thời cha chết, kẻ mất vợ, người lạc con, lúc này họ không còn nước mắt để khóc cho người thân, mà chỉ còn chút hơi tàn để ăn năn tội chờ cái chết rùng rợn dành cho họ. Quả vậy! nếu không chết dưới lưỡi gươm quá ác của Văn Thân thì cũng phải gởi nắm xương tàn trong lòng núi này vì cơn đói khát hoành hành, phần nghẹt thở vì lòng núi này có cái cửa lớn để không khí tràn vào nay đã được các cảm tử quân khênh đá bít lối để phòng thủ. Nói đến cảm tử quân lòng họ lại ùa lên lòng yêu mến, cảm phục. Vì vỏn vẹn chỉ có 30 người quân số quá chênh lệnh với quân Văn Thân truy đuổi thế mà họ vẫn lao vào cuộc chiến không cân sức để chặn đầu cạn hậu, để các giáo hữu đủ thời gian trốn vào đây.Đành rằng vào đây rồi cũng chết nhưng cái chết nó đến chậm hơn mà đã chậm hơn biết đâu còn huy vọng mầm sống nảy sinh.Bổng nhiên tiếng cầu kinh vang vọng khắp lòng núi, tiếng kinh mừng… Thánh Maria của cả ngàn người hợp xướng như muốn vỡ tung lòng núi, xuyên thủng kẻ đá, lồng lộng vút lên không trung như tiến dâng lên tòa Thiên Chúa. Lần hạt rồi đến kinh cầu và nhiều kinh khác đã làm rung động lòng người.Trên khuôn mặt hốc hác vì thiếu ăn thiếu ngủ, đôi mắt lờ đờ, nhưng vẫn bừng lên niềm tin vào đấng tối cao và người từ mậu đang ngự ở trốn Cửu Trùng. Nhiều người đã mệt lã, nằm chồng chất lên nhau nhưng đôi môi vẫn mấp mấy nguyện cầu, bên ngoài bọn Văn Thân cũng phần nào thay đổi não trạng, không còn hung hăng khát máu như lúc trước, nhiều người đã lắc đầu ngao ngán trước cảnh chém giết phi lý và tàn độc này, có người đã thức dậy lương tri và qua những lời kinh ấy như cảm hóa được lòng người không còn thiết tha với chiêu bài chủ soái đề ra.Trên một tuần lễ bị vây hãm trong tuyệt cốc của hang lò Bảo Nham, những người bị vây hảm không còn đủ sức cầu kinh lớn tiếng như lúc ban đầu mà nay chỉ còn giọng yếu ớt đứt quảng thì thào như rặng phi lao lào xào trước gió, nhưng vẫn ngời lên lòng trong cậy vô biên.Trong hiện tại Thước Bảy được tôn quân nhà chúng đem lính tiếp viện, y gầm lên tức giận vì mục tiêu không thanh toán được, y nảy ra độc kế ra lệnh cho các lương dân quanh vùng chở rơm và củi về chất đống bít cửa hang (theo lời kể lúc ấy dân tường lại có cả bà cố Tổ, mẹ cố Ước, cố Bài) chưa sang đạo cũng phải gánh rơm tới theo lệnh của Văn Thân. Trưa hè trời nắng chang chang như đổ lửa một đóm lửa lè lên, một cụm khói bốc cao, làng khối nam quái ác đã quạt lùa khói tràn ngập vào hang. Bên ngoài bao nhiêu củi được tung vào, ngọn lửa bốc cao cháy rừng rực những cụm khói khổng lồ từng đợt, từng đợt tràn ngập hang, nhiệt độ lúc đầu chi hâm hâm nóng. Sức lửa mạnh, sức nóng tăng lên rất nhanh đến độ kinh khủng như muốn biến quả núi thành vôi, tiếng ho sặc sụa của từng tràng dài, có khi tắc nghẽn trong cổ họng. lúc này họ không muốn khóc, nhưng nước mắt, nước mũi thi nhau đổ xuống hòa vào với mồ hôi vương vào mắt cay xè.Trong hang nóng hừng hực vốn không khí đã vốn không khí đã thiếu, lúc này bị đốt cháy tạo nên một sức ép đến ngộp thở kinh hồn. trời đang nắng bỗng một cơn mưa thình lình trút xuống, lượng nước nhiểu như thác chảy, lửa tắt hẳn nước tràn ra lênh láng chảy vảo hang, làn khói nam quạt vào mang theo làn không khí dịu mát tới cho đoàn người bị vây hãm, mưa vẫn rơi đều hạt. Một tia chớp lóe lên, một tiếng nổ thật lớn vang tai buốt óc, ngọn núi như rung động, mưa tạnh hẳn, cơn mưa tới thình lình và dứt cũng đột ngột, không một điềm báo. Nhờ vào cơn mưa quý giá ấy, mọi người như tỉnh táo hẳn như một hồi sinh.Bổng một ánh sáng chói lên làm mọi người choáng mắt, ánh sáng dịu dần chỉ còn một ánh sáng mờ ảo huyền dịu soi rõ mọi vật trong hang kèm theo một hương thơm ngào ngạt, hấp dẫn, quyến rủ có sức làm cho lòng người như say như tỉnh. Trên mô đá nhô ra cảnh bức vách, bổng thấy xuất hiện một thiếu nữ đẹp tuyệt vời đã đứng từ lúc nào? Đang đưa cặp mắt nhung âu yếm nhìn những người trong hang động chiếc miệng xinh xắn như đang hé mỉm cười, hai tay chấp lại, trên cườm tay một cổ tràng hạt rủ xuống cạnh tà áo trắng như lã lướt, rung nhè nhẹ bay là đà theo ngọn gió ngoài cửa thổi vào.Thiếu nữ trong chừng nữa phút rối phản tiếng trong như pha lê vỡ vụn, thánh thót như chim vàng oanh hót buổi ban mai. Lời nguyện cầu của các con đã thấu đến Thiên Cung. Mẹ tới để an ủi các con hãy chịu khó hy sinhCho những kẻ có tội và cầu nguyện cho kẻ ngoại tử lai. Hãy siêng nay thờ lại Chúa Giêsu trong phép Mình Thánh, hãy cầu nguyện thật nhiều cho Giáo Hội, cơn thử thách này cũng sắp qua. Thủ lĩnh ma quỹ không làm gì được các con đâu? Những người trong hang đá này chẳng một ai bị sát hại. Tự nhiên luồng ánh sáng kỳ ảo ấy lóe lên thật mạnh rối tắt phụt trả lại cảnh tối lờ mờ như lúc ban đầu. người thiếu nữ ấy cũng tan biến để lại dư hương còn thoang thoảng phưng phất một hồi lâu rồi mới tắt hẳn.Mọi người như bừng tỉnh cơn mê vì lúc này họ mới nhận ra người thiếu phụ đó chính là Đức Mẹ người từ lâu họ hằng tôn sùng đã tới viếng thăm họ, họ vui mừng quá sức không phải mừng vì cái chết lìa xa họ do lời hứa của Nữ Vương Thiên Quốc mà họ mừng vì được chiêm ngắm Nữ Vương Thiên Quốc.Mưa đã tạnh từ lâu trả lại bầu trời màu xanh thẳm, mưa đã nhạt, chiều xuống dần. Thước Bảy chèo lên mô đá cao phóng tầm mắt quan sát, bổng y giật mình kia kìa đoàn quân của cố Thông như ba mươi giáp công đang rầm rộ tiến vào trận địa, y đảo mắt nhìn thuộc hạ, y mất bình tỉnh vì quân Văn Thân giờ này quá ít chúng đã bỏ ngũ, phần còn lại có vẻ bơ phờ, mệt mỏi, chán chường, y rút còi báo lệnh rút quân. Toàn bộ các đạo hữu bị vây hãm trong hang được giải cứu và không ai bị sát hại.

34Huy Vu và 33 người khác4 bình luậnThíchBình luận

Facebook Profile photo
Follow Me:

Trả lời