Lịch sử Bình Giả

Phi Lộc ký sự – Phần 3

PHI LỘC KÝ SỰ – PHẦN III LÀNG PHI-LỘC ĐI LÁNH NẠN LẦN THỨ 2Làng Phi-Lộc từ khi khai sinh tới nay đã phải 2 lần bôn ba lánh nạn. Lần trước cuối năm 1874 do Cha Tính (Cha Sở) chỉ huy. Lần thứ 2 do Cha Bính (Cha Sở) hướng dẫn, biến cố Văn Thân cần vương 1889.Trưa hôm ấy Họ đạo Nghi Lộc bị quân Văn Thân và lương dân quanh vùng vây hãm (lúc này Nghi Lộc vẫn là Họ đạo thuộc Phi-Lộc vì mãi đến năm 1929 mới tách rời thành 1 xứ riêng).Tình thế quá khẩn cấp. sau khi họp bàn, lượng đo tình hình và tương quan lực lượng. Cha xứ quyết định: kéo toàn bộ nhân số vào tiếp cứu Nghi-Lộc, đồng thời hợp với Nghi-Lộc để chống lại địch.Lực lượng Phi-Lộc được bố trí, thanh niên trai tráng đi tiên phong và hậu vệ, ở giữa là ông già, bà lão, trẻ con. Vũ khí thô sơ đủ loại giáo, mác, cào, cuốc, gậy, tầm vông.Đoàn quân ô hợp âm thầm tiến bước trong lo âu buồn thãm. Bỏ lại sau lượng cơ nghiệp tốn bao mồ hôi nước mắt mới xây dựng lên. Khi hoàn cảnh cho phép, lúc trở về thỉ mảnh đất quê hương thân yêu này chỉ còn là đống tro tàn như biến cố Văn Thân trước đây.Khi tối, Nghi-Lộc thì nội công, ngoại kích may mắn chỉ xô xát nhẹ và 2 làng Phi-Nghi được bình yên, không bị thiệt hại nhân mạng.Tạm tá túc tại Nghi-Lộc 1 tuần, Phi-Nghi lại phải di tản lên Thuận Nghĩa vì địa thế Thuận Nghĩa phù hợp để tự vệ do dân đông, xã đại lại có các xứ như: Cầm Trường, Thanh Dạ, Tân Yên tiếp sức nếu cần nhờ vào địa thế thuận lợi, đời sống vật chất trù phú. Lòng đạo đức kiên cường và tình liên đới hỗ tương. Họ tiếp đón đoàn người lánh nạn trong niềm cảm thông sâu xa, vì vậy đỡ cảm thấy tủi hổ.Tạm trú ở Thuận Nghĩa cũng chẳng được bao lâu, vì kinh tế cạn kiệt. kho lúa của Nhà Chung đã vơi đến mức báo động lấy gì để bảo đảm sự sống cho người và cho mình. Ngoài ra còn dự trữ lương thực khi Thuận Nghĩa phải lâm nguy, vây hãm.Vì lý do này đoàn người phải cất bước kéo lê đường dài vào Nhà Chung. Trước khi đi một số người khéo tay dùng đất thô nắn trái tạc đạn bằng đất đem sơn màu vàng y như thật, đem vùi vào túi gạo khi đụng việc cứ đem ra dọa ném, nhờ vậy trên đường di tản vào Nhà Chung đạn đổ mấy lần đem ra sử dụng, quân Văn Thân tháo chạy vì đã được nếm mùi tạc đạn thật của quân Nhà Chung và quân Pháp.

Facebook Profile photo
Follow Me:

Trả lời