Bài viết khác

PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI TỰTRỊ (Một phương pháp hay để phát triển đoàn thể)

I – Khái niệm : Làm việc gì lâu dài người ta sẽ có kinh nghiệm để rút ra được một phương cách làm việc hiệu quả nhất. Ông Baden powell ( người Anh) đã sáng lập ra hội hướng đạo có lẽ ông đã khám phá ra phương pháp hàng đội tự trị đầu tiên – là phương pháp hữu hiệu nhất để làm phát triển đoàn thể. Chúng ta là một đoàn thể TN Thánh Thể thừa hưởng phương pháp này và học cách áp dụng để làm phhát triển căn bản cho đoàn thể.  Gần như mọi đoàn thể tôn giáo hay chính trị xã hội đều áp dụng phương pháp này để phát triển.

( tôn giáo có tổ sống đạo, xã hội có tổ dân cư).

II- Mục đích:

Hiểu được tầm quan trọng của phương pháp hàng đội để biết áp dụng nó trong đoàn thể trong khối, trong lớp của mình để làm phát triển tập thể nhanh hơn đó là mục đích khi học bài này.

III – Phương Pháp hàng đội tự trị

A–  Định nghĩa : PPHĐTT là phương pháp phân chia một tổ chức thành nhiều đơn vị, từ lớn đến nhỏ dần và lấy đơn vị nhỏ nhất ( đội hoặc tổ ) làm đơn vị căn bản để phát triển đoàn thể. Nói cách khác là “Phương Pháp hàng đội tự trị là lối tổ chức các em thành từng tốp nhỏ, họp hành thường xuyên  và do một em làm thủ lãnh có trách nhiệm điều khiển” (Baden powell).

Có nhiều tổ chức tập thể không để ý hoặc  không hiểu hoặc không lấy làm trọng nên không phân chia tổ, đội và xẩy ra tổ chức đó ì ạch, chậm phát triển. Bởi cuối cùng người thực hiện mọi công việc, học tập là tế bào nhỏ nhất là chính các các em, các công dân xã hội.

B – Hình thức cụ thể của phương pháp hàng đội tự trị.

1Thành lập đội : gồm từ 8-10 người, cùng tuổi, cùng cấp, lớp, cùng khu vực, bầu chọn 1 đội trưởng, chịu trách nhiệm đều khiển chỉ huy đội.

2Trao quyền và trao trách nhiệm cho các em : các em được tự do sáng tạo sao cho đội đoàn kết, yêu quý nhau và sống tốt, đạo đức trong đoàn TNTT – không để các em bù nhìn, không gò bó sức sáng tạo của các em và tập cho các em lãnh trách nhiệm, chịu trách nhiệm.

3Trao trách nhiệm qua việc phân chia mọi nhiệm vụ : phân chia cáccác chức vụ cho hầu hết các em trong đội như : đội trưởng, đội phó, thư ký, thủ quỷ, quản trò, quản ca, y tế, quản bếp, liên lạc …tập cho các em có trách nhiệm và làm tốt phần việc của mình, tập cho các em năng động, không ù lỳ, không cậy dựa hay chờ đợi, cuối cùng là tập các em trở thành người năng động tháo vát. ( nếu không phân chia trách nhiệm, đội trưởng phải ôm việc làm hết và chỉ mình ĐT được trau dồi, gỏi, có khả năng nhưng các em còn lại sẽ không tiến bộ gì thì đó chưa đúng với tinh thần của PPHDTT. Tất cả mọi em đều được thăng tiến đều về khả năng và đạo đức nhân bản trong phong trào TNTT.

4Tập tinh thần vâng phục và trật tự trong đoàn thể : phương pháp này yêu cầu mọi thành viên biết thi hành nhiệm vụ của mình một cách có ý thức trách nhiệm, để tập thể đội chu toàn bổn phận và thăng tiến, một trật tự và sự vâng phục được kiến tạo giúp con người và tập thể vươn tới mục đích giáo dục tốt đẹp. Do vậy cấp trên và đội trưởng giám sát và tạo thuận lợi cho các đội viên làm tốt nhiệm vụ của mình.

5Đào tạo khả năng của đội trưởng : một trong những yếu tố thành công của PPHĐ là do ĐT có khả năng và phẩm chất để điều hành đội, do vậy phải mở khóa huấn luyện bằng nhiều hình thức, thể loại sao cho ngày càng làm cho đội trưởng thành người giỏi đa tài, đa đức.

6Họp đội:  Hoạt động chính yếu của PPHD là họp đội, gần như PPHĐ quy định hàng tuần buộc phải họp đội 1 lần, ( ngày nay tùy hoàn cảnh) mỗi đội được quyền họp đội riêng tại nhà riêng tùy chọn, trong đó để sinh hoạt, học tập, phân chia công tác nếu có và cầu nguyện chung.

Họp đội là cách tưới nước, bón phân vào cây của PPHD nếu không cây này sẽ héo khô và chết, vì thiếu họp đội, đội trưởng mất cơ hội điều hành, đội phó và các chức  vụ khác cũng không được kích hoạt, các em thủ động và kém phát triển liên quan đến các hoạt động của đoàn thể. Vậy cấp trên và Đội trưởng phải thường xuyên duy trì và theo dõi họp đội. Đội trưởng luôn chuẩn bị một chương trình họp đội đầy đủ, căn bản

Nội dung đề nghị cho 1 chương trình họp đội :

               Chương trình họp đội

                   CN ngày …/…./….

1 -Tập họp vòng tròn – hô khẩu hiệu đội (2 lần) (ĐP)

   – Điểm danh……………………………………(ĐT)

2. Kinh khai mạc: làm dấu Thánh giá – kinh Lạy Cha:((ĐT)

    X. Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu

    Đ. Chớ gì nước Chúa trị đến

3. Câu chuyện vào đề :…………………………..(ĐT)

    – hát vui ………………………………………( QC)

4  – Ôn tập giáo lý bài …………………………..(ĐT)

    – Băng reo ……………………………………(QT)

5  – Thực hành, ôn lại chuyên môn……………   (ĐT)

6.  Thảo luận, công việc, công tác nếu có……     (ĐT)

7.   Sinh hoạt …………………………………..   QT và QC

       – tập hát bài mới,

       – trò chơi vui

       – hát vũ điệu…

8. Nhắc nhở, cặn dặn cần thiết…………………..(ĐT)

9. Bế mạc: làm dấu Thánh giá – Kinh Sáng Danh,

    Đức Mẹ chỉ bảo đường lành – cầu cho chúng con. (ĐP)

@. Đội Viên và các chức vụ trong đội 

1. Thư ký : Nhiệm vụ giữ sổ sách chung của đội, ghi chép biên bản , văn thư

2. Thủ quỹ: Nhiệm vụ thu chi tiền quỹ đội, giữ sổ thu chi của đội. 
3. Quản trò: Nhiệm vụ tìm trò chơi, băng reo, kịch…phục vụ cho đội 
4. Quản ca: Nhiệm vụ tìm bài hát, vũ điệu mới cho đội. 
5. Liên lạc: Nhiệm vụ chuyển văn thư, thông tin cho đội viên, 
6. Quản bếp Nhiệm vụ: Lo bữa ăn khi đi trại, giữ gìn dụng cụ bếp. 
7. Y tá :Nhiệm vụ Lo thuốc men khi đi trại, biết sử dụng hững thuốc thông thường và băng. 
8. kỹ thuật Nhiệm vụ: Lo lều cổng, kỹ thuật khi đi trại, biết nút dây.

IV – Sự quan tâm của các cấp đối với việc vận hành PPHĐ :

  1. Nguyên tắc làm việc theo hệ thống hàng dọc:

PPHĐ chủ trương phân quyền, phân nhiệm, mỗi thành viên, mỗi đơn vị đều được giao việc và phải chịu trách nhiệm với công việc của mình. Do đó mọi thông tin quan trọng đều được phổ biến theo hệ thống hàng dọc từ trên xuống các cấp thấp dần. Tránh không phổ biến tắt hay chung chung.

  • Cấp trên phải có nhiệm vụ theo dõi, động viên, hỗ trợ để cấp dưới hoàn thành công việc.
  • Tổ chức các đợt thi đua giữa các đơn vị, động viên khen thưởng, các cá nhân và tập thể đã đạt thành tích cao trong công việc.

Ghi nhận những cố gắng của các nhân và tập thể, “dù là rất nhỏ”. Lập bằng khen, ghi công các cá nhân và tập thể đã đóng góp công lao lớn, hoặc có thâm niên trong thời gian phục vụ.

  • Tổ chức các khóa huấn luyện nhằm đào tạo, nâng cao kỹ năng làm việc của các trưởng đơn vị, kể cả trưởng đơn vị căn bản ( nhỏ nhất ) nhờ đó các vị trí công việc luôn có người kề vai sẵn sàng khi cần thiết.
  • Điều chỉnh, hỗ trợ hoặc chuyển đổi, thay thế những vị trí còn non yếu.
  • Kiểm  điểm, rút kinh nghiệm sau mỗi công việc, hoặc theo định kỳ hàng tháng, hàng quý.
  • Theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý phải có cuộc họp báo nhằm lập biên bản báo cáo của các đơn vị cấp dưới, kể cả hệ thống hàng ngang.
  • Cá nhân, đơn vị ưu tú, cần được thăng tiến, hoặc nâng cao chức vụ.
  • Trong tập thể nên tạo điều kiện sao cho mọi người được quyền góp ý phê bình, nhờ đó làm thăng tiến cá nhân và tập thể, đồng thời giảm những bức xúc âm ỉ không thể tránh khỏi trong tập thể. Biết lắng nghe ý kiến của các cấp dưới là điều cần thiết của các cấp trên nhờ vậy hiểu được những tình trạng của cấp dưới.
  • Khi đã giao việc thì phải tin người, luôn để họ tự tin, hãy để họ tự đứng vững trên đôi chân của họ.

Kết luận : Baden Powell đã nói : PPHD đặt ra không phải để bớt công việc cho Đoàn trưởng, nhưng cốt nhất là để giao trách nhiệm cho trẻ gánh vác, vì đấy là phương tiện hay nhất để rèn luyện tính khí con người. “ PPHĐ mang lại kết quả tốt đẹp trong công việc và trong huấn luyện thiếu nhi. Là Giáo lý viên bạn phải ý thức huấn luyện và thực hiện PPHĐ./.

Follow Me:

Trả lời