Tin trong nước

Sự thật về báo Công Giáo và Dân Tộc

Nhân dịp kỷ niệm Năm Thánh Các Thánh Tử  Đạo Việt  Nam, người viết xin có đôi dòng liên quan đến tờ báo này qua sự  kiện trọng đại Phong Thánh.

  1. Nguồn gốc tờ báo:

Tờ báo này là diễn đàn thông  tin tuyên truyền của Ủy  ban Đoàn kết Công giáo trực thuộc Mặt trận Tổ quốc của nhóm 34 linh mục, vài nhân sĩ Công giáo và nhóm sinh viên Công giáo theo đóm mà ăn tàn, đã yêu chủ nghĩa xã hội từ trước tại miền Nam Việt Nam. Đây không phải là tờ báo Công giáo đích thực của Hội Đồng Giám Mục hay của Giáo hội Việt Nam, mặc dù có sự cộng tác của mấy giám mục và linh mục.

Ban giám đốc tờ báo gồm có Lm. Trương Bá Cần, Lm. Phan Khắc Từ, Lm. Vương Đình Bích. Sau này có vài giáo dân thay thế để làm bình phong.

(Danh sách của nhóm này có đầy đủ cụ thể trên các báo Ba CâyTrúc, Hồn Việt, Diễn đàn Giáo dân, Dân làm báo, v.v..trong trang Saigon báo – tìm trên Youtube, Google nếu có internet.)

  1. Mục đích, chủ trương, đường lối của tờ báo:

Vận động, tuyên truyền đến người Công giáo khẩu hiệu: Yêu nước là yêu CNXH, kêu gọi người Công giáo ủng hộ các chính sách của đảng và chính phủ.

  1. Nội dung tờ báo:

Những bài bình luận, chia sẻ hoặc nhận định cũng đều có định hướng chủ đích của mặt trận tổ quốc.

Cũng in những bài Phúc âm theo lịch Công giáo để người đọc tưởng đó là của Giáo hội Công giáo.

  1. Thành tích nổi bật của nhóm này:
  • Trước 1975 tại miền Nam Việt Nam (MNVN):

Là thành phần thiên tả, chủ chốt trong các cuộc biểu tình chống phá với khẩu hiệu; chống Mỹ “Ngụy”. Tích cực đóng góp trong việc lật đổ chế độ MNVN.

  • Sau 1975 tại MNVN:

Thừa thắng xông lên, trong ngày 01/5/1975, nhóm này cùng với đám sinh viên công giáo lân la gậy gộc tiến chiếm Tòa Khâm mạng Tòa thánh tại Sài Gòn đuổi Đức Khâm mạng Tòa Thánh Lemaitre về nước, không cần Tòa thánh triệu hồi, chẳng khác gì Giáo hội tự trị Trung quốc.

Sau đó, theo nhu cầu của thành ủy Sài Gòn, nhóm Linh mục này được cất nhắc giữ các chức vụ trọng yếu như Tổng đại diện, Giám đốc chủng viện, chánh sở Nhà thờ Đức Bà và các giáo phận tại MNVN cho tới nay.

Vì thế, mọi sinh hoạt của Giáo dân đều được các vị này kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra các vụ lên tiếng về môi trường, hay chủ quyền đất nước như Giáo phận Vinh đang xảy ra.

Hình ảnh các vị linh mục ở Giáo phận Vinh đội mưa, đồng hành cùng Giáo dân về thảm họa môi trường và chủ quyền đất nước được cả thế giới ngưỡng mộ, nói lên sự thật Giáo hội Việt Nam có sự hưởng ứng toàn diện chăng hay chỉ một vài giáo phận lẻ loi. Đặc biệt là các vị chủ chăn.

  1. Thành tích vang dội nhất của nhóm này:

Năm 1988, Giáo hội Việt Nam hân hoan vui mừng vì được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II phong thánh cho 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam, một biến cố chưa từng có, năm nay đã tròn 30 năm.

Thế mà, nhóm này, đứng đầu là Linh mục Trương Bá Cần đã dung tờ báo này làm diễn đàn viết bài chống phá việc phong thánh, khốn nạn hơn nữa là nhục mạ danh dự của các vị thánh, rập khuôn báo đài của nhà nước.

Vậy tờ báo này có phải là của Giáo hội Công giáo không? Câu hỏi được những người Công giáo chân chính phục tùng Tòa Thánh La –Mã? Trả lời rất dễ dàng.

Đừng ai xuyên tạc người Việt có thành kiến với tờ báo này, xin những ai nghi ngờ không cần báo chí nước ngoài mà hãy đọc tờ báo Công giáo và Dân tộc cho đầy đủ từ số 1 tới nay sẽ rõ.

Tóm kết:

Cha mẹ, tổ tiên và xa hơn là Giáo phận Vinh đã sản sinh ra được những linh mục kiệt xuất sau đây:

  1. Lm Vương Đình Ái ở ngoài bắc làm tới chức phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  2. Lm Trương Bá Cần ở trong Nam với chức vụ chủ tịch Thanh lao công M NVN, thời Việt Nam Cộng Hòa.
  3. Lm Cao Văn Luận viện trưởng viện Đại học Huế, thuộc VNCH.

Hai linh mục dưới đều đậu tiến sĩ ở Pháp nhưng  lại có 2 khuynh hướng đối với Giáo Hội hoàn toàn khác biệt nhau.

Vậy ai đáng khâm phục? Câu trả lời đã có trong suy nghĩ và nhận định của mọi người. Người viết không có tư cách luận bàn vì đã có sách vở, báo chí trong và ngoài nước cũng như lịch sử Giáo hội Việt Nam cận đại viết ra rồi.

                                                                             Phêrô Nguyễn Đức Hiến

(Bài này là quan điểm riêng của Tác giả)

 

 

 

 

Follow Me:

Trả lời