Pet Hưởng

Lá thư khuyên con xa nhà

 

Con Thân!

Từ ngày con tốt nghiệp, con đã tự làm việc nuôi thân, con đã dành dụm được tiền, mua nhà và chuẩn bị lập gia thất, cuộc sống của con tuy vất vả nhưng con cũng đã đạt được nhiều ước mơ. Ba đã luống tuổi, không còn ở bên cạnh con để tư vấn thêm những kinh nghiệm ở đời cho con, nhất là việc con sắp lập gia thất rất quan trọng, ba mượn thư này để tâm sự với con những điều còn ở tương lai phía trước, coi như đây là  điều mà kinh nghiệm ba truyền lại cho con vậy.

Theo kinh nghiệm của ba thì nên chọn bạn đời với những tiêu chuẩn sau: người có đạo đức, có văn hóa nhận thức tốt, có hiếu với ông bà, cha mẹ, biết sống tử tế, lịch thiệp và trên hết mọi tiêu chuẩn là có cùng đạo Chúa với mình. Con hãy xem đứa lanh lợi lắm tiền và tiêu tiền thoải mái thường là trôi nổi, không có chiều sâu, nghĩa là nó sẽ không thích một gia đình vĩnh viễn và trọn vẻn, nó điên cuồng khi hứng thú, khi hết cảm hứng nó sẽ tìm một cảm hứng khác như một trò chơi cần thay đổi cho đỡ nhàm chán, đó không phải là một gia đình, mà là một trò tiêu khiển, trong sâu thẳm nó có thể là một sự tự mãn hoặc bất mãn và nó gây ra biết bao nạn nhận của những gia đình đứt gẫy.

Những tiêu chuẩn chọn bạn đời sống chết với ta trăm năm ba gởi ý trên hoàn toàn không dính đến tiền bạc, tiền bạc giàu có không nên là tiêu chuẩn chọn lựa ở bất cứ quốc gia nào, vì chọn tiền khác gì chọn nô lệ cho đồng tiền, nô lệ sự điều hành, bắt nạt của kẻ có tiền. Vì thực ra kiếm tiền không khó khi tuổi còn trẻ và đường còn dài đủ cho ta sống dư dã với đôi tay lao động của 2 bạn đời, khi chưa có gia đình, nhiều bạn trẻ đã gầy dựng cho mình một chỗ đứng khá ổn trong xã hội rồi, huống chi 2 bạn đời vẫn có thể bắt đầu từ đôi tay trí óc lao động của mình để không nô lệ cho đồng tiền nhử mồi sát phạt của ai, ta tự làm nên sự nghiệp, ta sống chung thủy, làm nên một gia đình trăm năm trọn vẹn, ta sống hiếu nghĩa gia đình, mẹ cha, làng xóm, một giáo hội nhỏ trọn vẹn của một giáo hội hoàn cầu.

Bạn đời Nên có cùng một tôn giáo, vì có sự hiệp nhất trong một niền tin, khác niềm tin sao gọi là hiệp nhất, không hiệp nhất ở điểm quan trọng này sẽ kéo theo nhiều sự bất hòa chi tiết khác trong đời sống gia đình, con cái sẽ theo ai đây, theo đạo ba hay tôn giáo mẹ? và khi lỡ bất hòa chán ngán 2 người sẽ đưa tôn giáo ra để chỉ trích, bắt bẻ, chế diễu nhau làm cho sự việc thêm trầm trọng và nhiều lần như vậy cả 2 sẽ nghĩ cách tìm sống với người khác tốt hơn thế là gia đình đứt gẫy không vĩnh viện không trọn vẹn. để ba kể cho con nghe, bạn của ba đi tu ra rất lý tưởng cứ nghĩ lấy vợ ngoại đạo để cứu một linh hồn, nhưng anh ta quá thất vọng và sinh ra hư hỏng luôn, vì bà vợ khi có mặt chồng thì đi lễ CN, ăn cơm làm dấu với chồng nhưng khi chồng đi vắng nhà thì cô vợ bỏ tất cả, không đi lễ, không làm dấu trước khi ăn…rõ là cô ta theo đạo là để đối phó chứ không thực tâm làm anh ta thất vọng va chính anh ta hư hỏng vì đã tự lén lút đi tìm cô khác. Lúc ở Sài gòn, ba có quen một cô bạn trong công việc làm ăn, cô ta than vãn khổ đau, mặc dầu gia đình khá giả vì  anh chồng luôn cấm cô ta không được đi lễ và con cái không được rửa tội, anh chồng ấy là đạo theo là một giáo viện dạy học cao ráo đẹp trai hiền lành và theo đạo, học đạo để lấy cô ta, nhưng khi về sống chung, cô ta không được đi làm, phải ở nhà trông con, mọi chi phí do tiền lương của chồng cung cấp, khi con đã lớn chồng vẫn bắt vợ ở nhà lo việc nhà, như thế lệ thuộc đồng tiền và lệ thuộc sự điều hành rất độc tài của chồng, anh chồng đã bỏ đạo còn cấm vợ đi lễ, bố thấy đau lòng với thân phận cô ta do không đồng tôn giáo. Lại Một câu chuyện khác, anh bạn đáng kính của bố ( nay đã định cư ở Mỹ) là trưởng của nhóm cựu Phan sinh vốn nhận ra việc gã con gái cho người ngoại đạo là đều không nên, nhưng bị con gái thuyết phục rằng anh ấy rất hiền lành, lịch thiệp và hiểu biết, anh ấy sẵn sàng theo đạo và từng đi lễ với con khi còn yêu nhau, mặc dầu bạn bè khuyên răn không nên gã cho người ngoại nhưng anh ấy quá tin vào con gái mình và tin anh chàng kỹ sư đẹp trai lịch thiệp này sẽ ngoan đạo, ấy vậy mà sau khi cưới được 3 tháng sau 2 người đã ly dị, ba không biết lý do cụ thể ra sao, nhưng ba nghĩ sự không đồng đaọ là cái bất hòa đầu tiên cho 1 cuộc cãi vả.

Khoảng năm 2000 1 anh ban của ba ở Sài Gòn,có quen 1 cô gái trẻ hơn anh ta 10 tuổi, cô ta đẹp, hiền, dễ thương, có đạo, người miền tây, tự mướn mặt bằng ở Thành Phố để bán cà phê, anh thỉnh thoảng đến phụ bán cà phê và chở cô ta đi ăn trưa, có lần cô ta khuyên không nên ăn cơm chỗ sang trọng mắc tiền, ăn chỗ bình dân để tiết kiệm tiền mai sau, anh ta đánh giá cô ta là người tốt và thật lòng, vì không muốn lợi dụng kẻ khác mà chỉ giúp người bạn trai tiết kiệm tiền bạc. Lần kia về quê nghỉ tết anh bảo cô ấy về bàn với gia đình anh nghỏ ý kết hôn nếu thuận lợi thì nhắn tin cho anh mừng và tính chuyện cưới hỏi, hồi hộp chờ đợi, hết tết đi làm vẫn không thấy cô ta nhắn tin, gọi điện. anh vẫn tôn trọng sự chọn lựa tự do của cô ta nên không gọi, cũng không đến quán nữa,  anh ta nghĩ cô ta coi mình là bạn chứ không phải là người yêu, 1 năm sau anh ấy gọi điện mời cô đi uống nước,  hỏi ra mới biết gia đình cô ta không đồng ý chỉ vì lý do 2 người cách biệt tuổi tác quá xa, sau lần khác ba gặp một anh bạn phàn nàn rằng do lấy vợ trẻ quá vợ nó cứ như trẻ con, tối ngày đòi mua sắm quần áo, đòi đi chơi xa và hay ăn vặt. Ba đúc kết : tuổi tác cách xa cũng là một trợ ngại vì tấm lý lứa tuổi và quan điểm sống cũng rất khác biệt, khó hòa hợp, trẻ hay bảo cha mẹ lỗi thời là vì tâm lý đã khác xa rồi, vì thế chọn bạn đời gần tuổi mình cho đỡ cách biệt tâm lý, chẳng hạn nhỏ hơn mình chừng 2-3 tuổi là OK rồi.

Các trường hợp trên đều do cách chọn bạn đời chưa đúng, chạy theo sự suy đoán bề ngoài, chạy theo tiền bạc va chấp nhận sự khác biệt tâm lý, khác biệt tôn giáo, và hậu quả là ly dị nhau làm đứt gẫy một gia đình, rồi lại làm lại cuộc đời với một người khác thì, cuộc đời không êm xuôi như người ta, nếu có được kinh nghiệm hiểu biết sâu sắc hơn, chắc là ngay từ đầu người ta đã biết chọn lựa bạn đời đúng đắn hơn và đặc biệt nên nghe sự hướng dẫn của ba mẹ, vì không ai ngoài ba mẹ đã chất đầy kinh nghiệm và biết lo cho con cái, khi con lập gia đình mà có bề gì thì cha mẹ vẫn còn âu lo, nên lắng nghe ba mẹ để khỏi mắc sai lầm đáng tiếc cho cuộc đời mình và khỏi làm ba mẹ ưu phiền trong tuổi cao niên của người.

Vài suy nghĩ đồng hành cùng con, để con góp nhặt những điều hay làm nên quyết định sáng suốt trong việc lập thất tương lai.

Chúc con gặp nhiều may mắn và luôn được Chúa thương chúc lành cho cuộc đời hạnh phúc.

Ba của con


About binhgia.net

0 comments:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.