Tin tức

CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI

 




1/Tệ nạn xã hội gì? Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức và pháp luật , gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với tinh thần và đời sống xã hội, [1]

Có nhiều tệ nạn xã hội , ví dụ như: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, quan liêu v.v. Tệ nạn là một trong những nguyên nhân chính phát sinh tội phạm.

-Từ góc độ khác: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến gây ảnh hưởng xấu về đạo đức và những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội

Những đặc trưng cơ bản của tệ nạn xã hội:

+Xét về bản chất  tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn xã hội của các cá nhân, các nhóm mà cần phải loại bỏ.

+Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực dễ lây lan và lây lan rất nhanh trong cộng đồng, hình thức thì rất đa dạng, phong phú và luôn biến đổi, phát triển.

+Tệ nạn xã hội gây tác hại lớn cho đời sống cộng đồng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, sức khỏe.

2/Các loại tệ nạn:

-Tệ nạn xã hội (ngoài xã hội):

Tệ nạn ma túy, cờ bạc, sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy, hiếp dâm,bắt cóc mua bán phụ nữ trẻ em, mê tín dị đoan,bói toán, đồng bóng, ăn xin, tảo hôn,đua xe trái phép, bạo hành gia đình, buôn lậu và gian lận trong thương mại,....

-Tệ nạn xã hội trong thiết chế (bộ máy nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội):

      Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, quan liêu, hách dịch, lợi dụng chức vụ quyền hạn....

      *Ở nước ta có nhiều loại tệ nạn  xã hội cũng chính là tội phạm. Song trên thực tế các loại tệ nạn xã hội có tính chất nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay là: ma túy, mại dâm, cờ bạc, tham nhũng,...đây vừa là tệ nạn vừa là  tội phạm có xu hướng diễn biến phức tạp, phát triển nhanh và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi. Làm mất tư cách của một người công dân, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi tới hội nhập và phát triển.

Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là những con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, đại dịch thế kỷ.

3/ Nguyên nhân:

-Do bản chất tư hữu về tư liệu sản xuất: đây là nguồn gốc sinh ra tội phạm, bởi vì chính chế độ này là cơ sở xuất hiện chế độ người bóc lột người, của sự bất bình đẳng của xã hội.

-Do sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường: tạo nên sự biến đổi khá lớn trong toàn bộ đời sống tinh thần có liên quan đến đạo đức lối sống của con người (thủ đoạn làm ăn bất chính, bất chấp chuẩn mực đạo đức, lối sống trung thực...)

-Do tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa: quá trình này dẫn tới hàng triệu người rời khỏi làng quê quen thuộc ra các đô thị xa lạ, cuộc sống mới của đô thị làm họ thay đổi cách nhìn, tư duy, nêp nghĩ truyền thống bằng lối sống hiện đại....

-  Do sự nghèo đói: quá trình phát triển của xã hội hiện đại, nền kinh tế thị trường thì sự nghèo đói được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tội phạm và tệ nạn xã hội.

-  Do sự chưa hoàn hảo của bộ máy quản lý và hệ thống pháp luật của nhà nước: những kẻ phạm pháp thường có nhiều thủ đoạn, mánh khóe tinh vi, lợi dụng kẻ hở của pháp luật để hành động.

-  Ngoài những nguyên nhân trên cần phải chú ý đến một số nguyên nhân khác như: phong tục tập quán, thói quen và sự nhận thức lệch lạc của một số cá nhân trong quan niệm sống. 

Do nạn thất nghiệp, nghèo, lười lao động, thích ăn chơi, đua đòi, bị lôi kéo, tính hiếu kì, hiếu thắng. Không có sự giáo dục tốt, đầy đủ từ gia đình.

4/ Tác hại:

-Về mặt kinh tế:

+Tệ nạn xã hội, tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế cho xã hội cũng như cá nhân người mắc phải. Làm cho nhà nước mất đi một nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời phải chi phí nhiều mặt cho công tác đấu tranh phòng chống, ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách cua đất nước

-Về mặt xã hội:

+TNXH làm băng hoại đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục của một dân tộc, tệ nạn xã hội luôn gắn liền với tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật. Tệ nạn xã hội, tội pham là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và phát triển nhân tố con người trong thời đại hiện nay.

+Là nguồn gốc của lối sống ăn chơi buông thả trong tầng lớp thanh thiếu niên do không tự kiềm chế được những nhu cầu không lành mạnh, làm mất dần tính văn hóa và trí tuệ.

+TNXH, tội phạm nhiều khi làm cho những quan hệ thân thương trong gia đình trở thành thù hận, gây tan thương, chết chóc, có nhiều gia đình tan nát vì ma túy, mại dâm,cờ bạc.... Ngoài ra tệ nạn xã hội và tội phạm còn tác động  và ảnh hưởng rất lớn đến tương lai giống nòi cua dân tộc.

5/ Biện pháp khắc phục:

Nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội, con đường dẫn đến tội phạm, không tham gia vào các tệ nạn xã hội dưới bất kỳ hình thức nào.

Không để bị lôi kéo, cám dỗ bởi những khoái cảm, lối sống trụy lạc, coi trọng đồng tiền, chà đạp lên đạo đức, pháp luật, bán rẻ sự nghiệp của bản thân.

Tham gia các đoàn thể tôn giáo, sinh hoạt cộng đồng,tham gia vào các chương trình học hỏi giao lưu về văn hóa xã hội

Chơi một môn thể thao mà mình ưa thích

Học hỏi lời Chúa sẽ giúp ta xa tránh các tội dễ phạm

About Pet Hưởng

0 comments:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.