Bài Vở Cũ Khoa học

GiaiThichCacHienTuongThienNhien PhanDucVinh



Giải Thích Các Hiện Tượng Thiên Nhiên

Phan Đức Vinh

Hôm ngày 28 tháng 8 năm 2007 vừa qua bầu trời Úc Châu nói riêng và Á Châu nói chung, xảy ra hiện tượng bốn năm một lần đó là nguyệt thực, nhân cơ hội này, tôi xin trình làng đồng hương Bình Giã khắp thế giới về các hiện tượng thiên nhiên.

Chúng ta sống trên hành tinh này, mỗi lần mở tivi thấy cảnh tan thương do thiên nhiên gây ra, không ở chỗ này cũng ở chỗ khác, không dân tộc này cũng dân tộc khác, từ lụt lội cho tới động đất, từ cháy rừng cho tới hạn hán, sóng thần, thiệt thòi đương nhiên nhân loại phải hứng chịu, hậu qủa  bỏ của chạy lấy người, như sóng thần ở Nam Á Châu vừa rồi, sau sóng thần lại đến phương tiện sinh sống, do tai ương gây ra mất vệ sinh, đưa đến bệnh dịch sau đó, chưa hết, lại đến cảnh cháy rừng rãi rác trên thế giới, và cháy luôn cả tiện nghi của nhân loại. v..v…

Thử hỏi tại sao ngày xưa các nhà hàng hải chỉ cần thuyền buồm đi chinh phục khắp thế giới, trong khi đó thời đại ngày nay, các thương thuyền tối tân phải vất vả lắm mới qua khỏi tai ương thiên nhiên, nếu không muốn nói chìm thuyền trong nháy mắt. Cánh đây vài tháng ở Úc có xảy ra tai nạn, chiếc thuyền có trọng tải lớn bỏ neo ngoài khơi, bị sóng gió thổi trôi dạt vào bờ chỉ cách bờ vài mét, không biết cảnh này xuất hiện trên Tivi khắp thế giới cho đồng hương xem hay không.

Người Việt Nam có câu “nắng mưa là chuyện của trời”, tôi xin đổi lại “Tai ương là chuyện đương nhiên”, bây giờ mời đồng hương chúng ta đi tìm các hiện tượng đưa tới tai ương nói trên?. 

Phần một: Khí hậu Nóng, Lạnh, Mưa, Gió và Sấm Sét

A,   Nóng và Lạnh


 Nói đến khí hậu ai cũng biết rồi, khỏi phải nói làm gì cho mệt, nhưng tại sao mỗi quốc gia có khí hậu khác nhau ?, Đồng hương Bình Giả khắp thế giới hiểu rất rõ chuyện này, tôi xin trả lời ngay, do thiên nhiên gây ra, vậy gây ra như thế nào? đó là câu hỏi ta cần phải bàn đến. Các Thầy địa lý nói rằng trái đất hình bầu dục, nhưng hình thù đó không liên quan gì đến khí hậu ngày và đêm, xin thưa có liên quan đấy, theo tài liệu vật lý lớp 12 nguyên nhân chính do mặt trời, và trái đất gây ra. Nhìn vào Hình 1 chúng ta biết rằng trái đất quay xung quanh mặt trời, hãy làm thí nghiệm này để chứng minh tại sao, cột hòn đá vào đầu sợi dây, đầu kia cầm quay, khi quay hòn đá sẽ bay theo hình tròn, nếu thả ra, hòn đá sẽ bay theo đường thẳng, vậy kết quả do sợi giây kéo hòn đá lại, làm nó bay vòng tròn. Áp dụng trường hợp này với trái đất cũng vậy, do SỨC HÚT TỪ MẶT TRỜI kéo lại, làm trái đất bay theo đường tròn, đối với mặt trăng cũng vậy, do sức hút từ trái đất làm bay quanh qủa địa cầu. Vậy do sức hút trong vũ trụ, đã làm cho hành tinh trái đất có khí hậu trái ngược nhau, bây giờ ta nên đi sâu vào vấn đề cho rõ?.      


Hãy nhìn vào hình 2, khi Bắc Cực vào mùa đông tháng 12, Nam Cực bị sức hút kéo trái đất nghiêng về phía mặt trời, khoảng cánh giữa Nam Cực ở điểm C và mặt trời gần hơn, tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn, nóng hơn, kết quả Nam bán cầu vào mùa hè, ngày dài hơn đêm với hai yếu tố sau, thứ nhất tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn, thứ hai bóng che trái đất không đều như những vùng ở xích đạo, nên mới xãy ra hiện tượng ngày dài hơn đêm.

Trong khi đó Bắc Cực thời gian này ở điểm B, khoảng cánh xa mặt trời hơn, tiếp nhận ít ánh sáng hơn, kết quả Bắc bán cầu vào mùa đông, vì độ nghiêng, bóng che trái đất khuất hết ánh sáng mặt trời, đêm dài hơn ngày vào thời gian này, trục quay trái đất nằm trên đường vẽ màu Xanh.

Ngược lại khi Nam Bán cầu vào mùa đông tháng 6, Bắc cực vào mùa hè, ta cũng áp dụng như kể trên, trục quay trái đất nằm trên đường vẽ màu Nâu, với hai cực ở hai điểm D và A.

Tôi nghe một vài người kể rằng, những vùng nằm sát Bắc cực như Canada, Na uy, Phần Lan, Thủy Điển, Liên Sô, lúc này hầu như không có ban đêm vào mùa hè, và hầu như không có ban ngày vào mùa đông. Khi ngồi viết bài này vào mùa Xuân ở Úc, tiếp theo mùa Hè, thời gian này Nam Cực đang di chuyển qua điểm C, ban ngày thêm lâu hơn, đây là lý do tại sao trái đất có bốn mùa. Chính hiện tượng này mới có danh từ Đông Chí, Hạ Chí trên tờ lịch Việt Nam, theo tôi được biết, Đông chí là ngày dài nhất của mùa đông, Hạ Chí là ngày dài nhất của mùa Hạ (hè).

Tới đây quý độc giả sẽ thắc mắc, tại sao khoảng cácsh liên quan đến khí hậu?, Xin lấy ví dụ, nếu ngồi gần lò sưởi ta có cảm giác nóng hơn ngồi xa lò sưởi. Lúc tôi học lớp 12 nhà trường bắt học sinh chọn đề tài để tập viết bản trường trình (report) về khoa học, tôi chọn viết đề tài môi sinh, trong đống tài liệu có câu  phải chú ý, “Bầu khí quyển chính là cái dù che chở trái đất giảm sức nóng từ mặt trời, và mỗi lần chặt cây là chúng ta chặt nguồn Hô Hấp của chúng ta”. Đúng vậy, bây giờ mới biết câu này trở thành hiện thực qua tai ương khắp nơi trên trái đất, con người làm ô nhiểm bầu khí quyển, sức nóng mặt trời xâm nhập trái đất nhiều hơn, áp xuất không khí chênh lệch nhiều, hậu quả như ta thấy, khí hậu thất thường hơn ngày xưa. Nếu trình trạng này kéo dài, trong tương lai trái đất sẽ là hành tinh khô cằn, sông suối sẽ cạn kiệt, băng giá ở hai cực sẽ tan thành nước, các hải đảo sẽ biến mất vì Thuỷ Tinh.

Quý độc giả và tôi có tránh nhiệm về chuyện này, để tham gia vào chuyện bảo vệ trái đất, chúng ta nên trồng cây càng nhiều càng tốt, vì cây cối hút khí cac – bon do nhà máy và các phương tiện máy móc gây ra, đồng thời nhả khí Ôxy cho con người qua lá cây và giúp làm giảm áp xuất không khí, từ đó giông tố cũng sẽ giảm từ đây.

B, Sấm Sét, Mưa và Gió

Đời sống nhà nông Việt Nam, có tin báo hiện tượng thời tiết không thua gì các dụng cụ tối tân trong thế giới Tây Phương, như câu “Chuồn Chuồn bay thấp thì Mưa, bay cao thì Nắng, bay vừa thì Râm”, hoặc vào buổi sáng nếu thấy “Ráng vàng thì Gió, ráng đỏ thì Mưa”, kể ra con chuồn chuồn đậu trên cành Trúc có vũ khí lợi hại cho nhà nông ta, ngày xưa nhờ Chuồn Chuồn tôi không bị mắc mưa ngoài đồng, có thể một vài quý vị cũng có kinh nghiệm này, không biết bây giờ còn Chuồn Chuồn nữa hay không để cho “Thằng cu Tí mon men đến gần, cu Tèo đang nấp bờ ao”, để cho “ Thằng cu Tí, cháu bà cu Lý, thò tay bắt ngay đuôi mày”, bây giờ quý vị và tôi bàn đến hiện tượng này.

1 Gió

Khi trời lạnh, nhiệt độ xuống thấp, áp xuất không khí lên cao, ngược lại khi trời nóng nhiệt độ lên cao áp xuất xuống thấp, áp xuất không khí di chuyển từ cao đến thấp, từ đó danh từ GIÓ xuất hiện từ hiện tượng này, kết quả gió thổi từ vùng lạnh sang vùng nóng, chênh lệch càng cao, không khí di chuyển càng nhanh tạo thành giông tố như ta thấy.

2 Sấm Sét

Vì hiện tượng nóng lạnh làm trái đất phải hứng chịu tai ương SẤM SÉT, nhưng tại sao lại có tia sáng khi sấm sét? Ta hãy làm thí nghiệm cho rõ, quý vị cầm giây điện Âm và Dương sát lại gần nhau, quý vị sẽ nghe tiếng nổ tách… tách, đồng thời có tia sáng đi kèm, bóng điện ta sử dụng ngày nay cũng dùng phương pháp này. Trong sấm sét cũng vậy, khi áp xuất không khí cao và thấp là lúc tương đương với Âm, Dương, làm xảy ra hiện tượng Sấm Sét, ngày xưa mỗi lần thấy sấm sét và tia sáng phải đợi khoảng vài giây sau mới nghe tiếng nổ, sở dĩ như vậy vì vận tốc ánh sáng 300 triệu mét trong một giây, trong khi đó vận tốc âm thanh chỉ có 340 mét trong một giây, kết qủa âm thanh luôn luôn đi sau ánh sáng.

3 Mưa

Mưa do nước bốc hơi, kết lại thành sương mù dày đặc trên không trung tạo thành mây, khi áp xuất chênh lệnh nhau, gió thổi mây gặp không khí nóng, tan thành hạt mưa như ta thấy. Một vài cơn mưa có cả cầu vồng xảy ra trong trường hợp sau đây:

Khi hạt mưa rơi trong bầu khí quyển sẽ tạo ra vật thể giống như tấm kiếng chắn trong không gian, nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ cho ta thấy bảy màu gồm màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu xanh, xanh lá cây, màu tím, màu indigo, ta thường gọi cầu vồng, và chỉ xuất hiện mỗi lần vừa mưa vừa nắng.

Phần Hai: Nhật Thực, Nguyệt Thực, Thủy Triều

Nói đến đây ta nghĩ ngay đến mặt trời, mặt trăng và trái đất, trong dân gian, nhất là mặt trăng, không biết bao nhiêu giấy mực, diễn tả về vẽ đẹp đã ăn sâu vào văn chương. Người Việt Nam đa số sống bằng nghề nông, chỉ có thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm sau một ngày làm việc mệt nhọc, do đó ánh trăng rất quý cho cảnh vui chơi giải trí, nhờ trăng các em thiếu nhi rước đèn dưới áng trăng rằm Trung Thu. (Ngày xưa mẹ tôi lợi dụng ánh trăng Nạo Mì và Chặt Mì vào ban đêm), các nhà văn nhà thơ tô vẽ mặt trăng bằng chị Hằng hoặc ánh Nguyệt thay cho ánh trăng, tôi nhớ ngày xưa ba tôi thường hay hát bài tả về cảnh chia ly giữa Nam Bắc, như đôi trai gái trước mặt Chị Hằng, có thể một số quý vị cao niên sống trong thời đó vẫn còn nhớ, lời bài hát chỉ nhớ một đoạn như sau:

Đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cánh bởi dòng sông Bạch Hải hà”, chưa thỏa mãn nhà thơ Hàn Mặc Tử có câu “Ai mua trăng tôi bán trăng cho”, nếu tôi là Hàn Mặc Tử, tôi sẽ gợi ý đẹp hơn một chút “Ai mua duyên tôi bán duyên cho”, vì trăng có duyên, mới có câu thơ:

Hỡi cô múc nước bên đường.
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

tôi xin đổi lời cho có duyên thêm:
Hỡi cô con gái da vàng.
Sao không múc ánh, trăng vàng đổ đi?.


Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có bài hát “Trăng rụng xuống cầu”, nhớ lúc nhỏ học lớp 5 có bài tập đọc về ánh trăng như sau:
 Trăng nhà ai sáng quá.           
Nhờ áng trăng sáng ngời.       
Trăng tròn như cái dĩa.           
Lơ lửng mà không rơi.
Những đêm nào trăng khuyết
Trăng giống con thuyền rơi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi .

Văn chương Việt Nam có bài vè rất hay nói lên ánh trăng xuất hiện các ngày trong tháng âm lịch như sau:

Mồng một lưỡi trai  Hai mươi giấc tốt
Mồng hai lá lúa    Hai mươi mốt nửa đêm
Mồng ba câu liêm    Hai mươi hai bằng Tai
Mồng bốn lưỡi liềm  Hai mươi ba bằng đầu
Mồng năm liềm giật  Hai mươi bốn ở đâu
Mông sáu thật trăng Hai mươi lăm ở đấy
Mười rằng trăng náu Hai mươi sáu đã vậy
Mười sáu trăng treo Hai mươi bảy làm sao
Mười bảy trãi giường chiếu   Hai mươi tám thế nào
Mười tám rám trấu   Hai mươi chín thế ấy
Mười chín ụn dịn     Ba mươi không trăng

A, Nguyệt Thực 


Nhìn vào hình 6 mặt trời, trái đất, mặt trăng thẳng hàng nhau, xin nhớ rằng ánh sáng từ mặt trăng do mặt trời cung cấp, vì mặt trăng di chuyển vào bóng tối trái đất, làm mất ángh sáng từ mặt trời, như rứa hiện tượng Nguyệt Thực xuất hiện như ta thấy vừa rồi, chớ đừng cho con rồng nuốt mặt trăng, đem chiêng trống ra gõ inh ỏi cả làng xóm cho rồng hoảng sợ nhả ra
, không phải vậy đâu nhá.

Một số quý vị sẽ thắc mắc tại sao hình dạng mặt trăng khác nhau theo từng đêm trong tháng, và tại sao ngày mồng 1 trăng ở phía Tây, ngày Rằm(15)  trăng ở phía đông, câu trả lời vì trăng di chuyển vòng quanh trái đất từ tây sang đông trong một tháng, đồng thời do ảnh hưởng trái đất cũng quay từ tây sang đông, đây là lý do tại sao có bài tập đọc ở bậc tiểu học “Mặt trời mọc ở Phương Đông, Mặt trời lặn ở Phương Tây, khi mặt trời lặn gà rủ nhau lên chưồng”. Hãy nhìn hình 7 sẽ rõ, đáng lý ra Nguyệt Thực xảy ra một tháng một lần, vì mỗi lần trăng di chuyển đến ngày thứ 14, hoặc ngày thứ 15, là lúc vị trí thẳng hàng với mặt trời và trái đất, đồng thời di chuyển vào bóng đêm?, câu trả lời, bởi vì mặt trăng di chuyển theo âm lịch có tháng Đủ tháng Thiếu, dương lịch cũng vậy, trái đất di chuyển có tháng 30 có tháng 31, vì đối chiếu với nhau như vậy, do đó chỉ có 4 năm một lần.

B, Nhật Thực

Nhật Thực xuất hiện vào ban ngày, khi mặt trời, mặt trăng và trái đất thẳng hàng nhau, bóng đen mặt trăng chiếu xuống trái đất, vì mặt trăng nhỏ hơn mặt trời nhật thực chia làm hai loại, nhật thực Toàn Phần và Bán Phần,

1 Nhật thực Toàn Phần

Xem hình 6 Như nói ở trên mặt trăng nhỏ hơn, bóng đen không đủ che lấp cả trái đất, chỉ che lấp một vùng nhỏ, ai ở trong vùng đó sẽ thấy đêm giữa ban ngày, cho dầu có xảy ra, hiện tượng này có ít cơ hội nhìn thấy.

2 Nhật thực Bán Phần

Trong dân gian cho rằng mặt trời nuốt mặt trăng, và có ánh sáng màu Cam, lần này không phải trăng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ rụng xuống cầu đâu nhá, chúng ta không thể nào quan sát bằng mắt thường, tuy nhiên để quan sát ta hãy sử dụng phương pháp “mặt trời rụng xuống cầu”, có nghĩa rằng dùng ánh sánh phản chiếu từ mặt nuớc, quý vị sẽ thấy mặt trăng chiếm một phần mặt trời. Ngày xưa ở Việt Nam có lần thấy ánh sáng màu Cam, tôi đem thau nước để quan sát, kết quả thất vọng ê chề, lúc đó chỉ biết “Bắc thang lên hỏi ông trời” cho rõ, được biết người ta đốt rừng phát rẫy khói bay mù cả bầu trời làm áng sáng có màu Cam, quý vị hãy coi chừng nhật thực giả, phải bắc thang lên hỏi ông Trời cho rõ khi nào nhật thực xảy ra, chứ đừng như tôi bị mắc lừa nhé. Xem hình 7 đáng lẽ nhật thực xảy ra 12 lần trong một năm, vào ngày 29, 30 hoặc Mùng 1 âm lịch, là ngày mặt trời, mặt trăng và trái đất có vị trí thẳng hàng nhau, tuy nhiên cũng giống như nguyệt thực, ta hãy áp dụng hệ thống lịch giải thích.

Một điều làm ta cũng nên chú ý tới, khi hoàng hôn buông xuống, hoặc lúc bình minh ló dạng, thấy mặt trời và mặt trăng lớn hơn lúc đứng bóng?.

Câu trả lời lúc hoàng hôn hay lúc bình minh ánh sáng chiếu song song với mặt đất đi qua bầu khí quyển dày hơn làm phóng đại mặt trời, mặt trăng lớn hơn so với vị trí lúc đứng bóng, nhờ vậy mới thấy khác biệt nhau chứ đừng cho xa với gần lầm đấy.

C, Thủy Triều

Nhờ hiện tượng này tàu bè được lợi rất nhiều, năm xưa Vua Ngô Quyền cũng sử dụng Thủy Triều đánh cho quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Nhìn vào Hình 7 mặt trăng xuất hiện ở chỗ nào trong tháng, chỗ đó có thủy triều lên cao, do bởi sức hút từ mặt trăng, làm nước biển lên cao, câu hỏi được đặt ra tại sao thủy triều cao và thấp trong ngày?
Xin thưa vì trái đất quay với vận tốc nhanh hơn mặt trăng di chuyển, tôi lấy vì dụ giả sử 6:00 giờ sáng thủy triều lên cao ở bờ biển Phillipine một giờ sau ở Vịnh Thái Lan, tiếp theo Ấn Độ Dương, sau đó bờ biển Vịnh Ba Tư qua Địa Trung Hải v..vv, có nghĩa rằng, khi Vịnh Thái Lan lên cao là lúc thủy triều ở bờ biển Phillipin trở lại trạng thái bình thường, trái đất cứ quay vòng vòng như thế tạo ra thủy triều lên xuống tiếp tục lập lại trong ngày từ vùng này sang vùng khác.

Phần Ba: Núi Lửa, Động Đất, và Sóng thần

Đây là hiện tượng ghét nhất, vì mỗi lần xảy ra gây không biết bao nhiêu khổ sở cho nhân loại, may mắn thay nước Việt Nam ở vị trí thoát khỏi ba hiện tuợng này, nếu không trong tử điển dân gian xuất hiện dang từ Thần Núi, Thần Lửa như các dân tộc khác trên thế giới.

A, Núi Lửa

Trước khi bàn đến chuyện này, nên tìm hiểu tại sao có lửa dưới lòng đất?.

Ta nên quay trở lại thời tiền sử đôi chút, Xem hình 8 theo sự hiểu biết giới

hạn cá nhân tôi về vũ trụ chứ không theo tài liệu nào cả. Trước khi trái đất hình thành, “lúc đó chỉ là qủa cầu lửa, như mặt trời, sau hàng ngàn thế kỷ, qủa cầu lửa hút đất đá ngoài vũ trụ lấp nguyên cả qủa cầu lửa tạo thành trái đất như ngày nay”, lời giải thích này có thể là câu trả lời chính đáng cho vấn đề tại sao các mỏ kim loại, đá quý nằm sâu trong lòng đất, và cũng là nguyên nhân tại sao có Đại Dương?

Tuy mhiên tôi đành chịu thua không giải thính nổi, tại sao lửa phun ra từ núi? Quý độc giả nào biết, làm ơn giải thích giùm. Ta cứ tưởng tượng trái đất giống như qủa trứng gà, bên trong là chất lỏng luôn luôn đe dọa trái đất, hơn nữa vỏ trái đất có chỗ dày chỗ mỏng, tạo cơ hội cho Sơn Tinh nổi khùng, phun lửa tro bụi tứ tung làm lấp cả làng xóm, như ở Phillippine vừa rồi.

B, Động Đất


Động đất theo các nhà khoa học phán rằng do thềm lục địa di chuyển, nhìn vào hình 10 sẽ rõ, màu Xanh và màu Vàng, là những nơi thềm lục địa va chạm vào nhau, làm vỏ trái đất rung chuyển, hậu qủa nhà cửa đổ nát gây thương vong cho nhân loại. Vỏ trái đất mỗi năm di chuyển vài mili mét, nếu quý vị nào có cơ hội nhìn vào bản đồ thế giới hàng ngàn năm trước, lúc đó các lục địa kết lại làm một, nằm ngay Nam Cực sau đó tách rời và di chuyển về phương Bắc theo thời gian như ngày nay.

C, Sóng Thần

Sở dĩ có sóng thần do động đất dưới đáy biển, ngay khi vừa xảy ra lúc đó chỉ là cơn sóng bình thường, như bao cơn sóng ở Đại Dương, sóng càng khi di chuyển vào bờ có cường độ rất mạnh, do đáy biển càng cạn dần, tạo sức ép đưa sóng cao lên, như rứa Sơn Tinh đánh Thủy Tinh, Thủy Tinh quay lại đánh nhân loại.

Phần Bốn: Hiện Tượng Sao Chổi (Commet)

Đây là một hiện tượng đẹp nhất, cũng là hiện tượng hiếm xảy ra nhất trong vũ trụ chân không, có thể một đời người mới thấy một lần, vào năm 1987, sao chổi biểu diễn cho nhân loại chứng kiến tận mắt rất thích thú, bây giờ chúng ta tìm hiểu thêm cho rõ hơn.    
 


Xem hình 11, đây không phải là ngôi sao như đã nghe, chẳng qua chỉ là hành tinh trong vũ trụ, và có quỹ đạo 75 năm mới bay hết một vòng, bao gồm thái dương hệ mặt trời chúng ta, có nghĩa rằng cố gắng sống tới năm 2062, hoặc nếu ai samh năm 1987 phải đợi tới tuổi 75 mới được phép nhìn sao chổi, quý vị “bắc thang lên hỏi ông Trời” cho chắc ăn nếu bỏ lỡ cơ hội uổng lắm đấy.

Sở dĩ sao Chổi có cái đuôi, do bay gần Mặt trời, sức nóng làm tan các chất trên bề mặt tạo ra cái đuôi, tôi lấy ví dụ cụ thể cho rõ hơn, nếu cầm bó đuốc đưa qua đưa lại, kết qủa sẽ có cái đuôi như trong hình 11.

Tôi nghe thiên hạ đồn mỗi lần có sao Chổi xuất hiện, là mỗi lần có biến chuyển trên trái đất, theo các nhà thiên văn, nhà thần học, đặc biệt căn cứ vào sách Kinh Thánh, chính sao Chổi ngày xưa, đã dẫn đường cho ba Đạo Sĩ từ phương Đông tìm đến Bê-Lem, nơi trẻ nhỏ Jê-Su sanh ra tại Nazareth xứ Giuđêa thuộc nước Do Thái ngày nay.

Phần Năm: Kết Luận

Qua bài viết này, chúng ta học được nhiều điều về hiện tượng thiên nhiên và nguyên nhân xảy ra tai ương cho nhân loại, thiệt thòi hơn cả con người phải hứng chịu, cho dầu văn minh hay không văn minh, giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, không chết vì tai ương thiên nhiên cũng chết vì súng đạn, hoặc tai nạn. Ngày nay không khí trái đất thay đổi, hệ thống sinh thái con người cũng thay đổi theo, tệ hại nhất cho ngành nông nghiệp, kinh tế Quốc gia giảm năng xuất phát triển, nhân tiện đây kêu gọi quý độc giả khắp nơi hãy “Trồng cây gây rừng” càng nhiều càng tốt, nếu không trong tương lai con người sẽ không sống nổi với sức nóng từ mặt trời.

Nhân tiện đây trình làng đồng hương Bình Giã khắp thế giới, câu thơ tôi làm nhân dịp trận lụt ở đồng bằng sông Cửu Long cách đây vài năm, nay lại đến trận bão vừa rồi:

Sơn Tinh đánh Thủy Tinh
Thủy Tinh nổi giận lôi đình.
Phất cờ khởi nghĩa, oán hờn lòng dân.
Thân nhân một nước cơ bần.
Mãi mê xây đắp, tương lai hại đời.
Thủy Tinh chẳng tiếc một lời.
Vào đời hãy nhớ, anh em một nhà.
Việt Nam trong cảnh xót xa.
Đừng mê đen đỏ, bỏ bê nước nhà.
T/B (Đen Đỏ là cờ bạc)

Viết xong ngày 1 tháng 10 năm 2007
Mọi thắc mắc liên lạc viducan@hotmail.com
Phan Đức Vinh

Trở Lên Trên

 

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời