Bài Vở Cũ Giải trí Văn Nghệ

TroChoiDanGian2 ChoiTrenST

Trò Chơi Dân Gian 2

Chổi Trện st

Trò chơi dân gian “Tạt lon”

  • Cách chơi:

Kẽ khung và đặt lon vào trong khung đã kẽ, sau đó kẽ vạch để tạt cách lon khoảng 4 hoặc 5 bước, sau đó tất cả người chơi đứng ở khung kẽ của lon, dùng dép thảy để xem ai ném trước, dép người nào gần vạch hay nằm trên vạch là được tạt trước và dép người chơi nào xa vạch nhất sẽ giữ lon. Người chơi phải đứng từ vạch và lần lượt tạt sau cho dép trúng lon và văng ra khỏi khung kẽ của lon, thì người giữ lon phải tìm lon về đặt lại chổ cũ và phải tìm cách chạm vào người tạt trúng lon trước khi người đó chạy về vạch, người tạt trúng lon phải lượm dép và chạy về vạch để người giữ lon không bắt được thì xem như thắng cuộc.

  • Luật chơi: Nếu người chơi nào tạt không trúng lon, hay người giữ lon chạm trúng người nào mà trước khi người đó chạy về vạch đứng, thì người đó sẽ bị bắt giữ lon.

Trò chơi dân gian “Khiêng kiệu”

  • Cách chơi:

Chia làm 2 đội, mỗi đội có 3 người chơi, 2 người chơi đứng đối mặt nhau, lấy tay phải nắm vào giữa tay ngay cùi chỏ của mình và tay trái thì nắm vào tay phải của người đối diện để làm kiệu. Sau đó người chơi còn lại của đội này ngồi lên kiệu của đội kia và phải giữ cho chắc để không ngã.

  • Luật chơi: Kiệu phải giữ chắc nếu vuột tay, thì đội làm kiệu phạm luật và người ngồi kiệu của đội đối diện nếu ngã, thì cũng sẽ phạm luật và thua cuộc.

Trò chơi dân gian “Trốn tìm”

  • Cách chơi:

    – Người chơi cử 1 bạn đi tìm ( có thể xung phong), nhắm mắt thật kĩ ( có nơi dùng khăn hoặc miếng vải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn.
    – Khi bạn bịt mắt hỏi: “Xong chưa?” (hoặc bạn đi tìm có thể đọc: “5-10-15-20-….. -100); một bạn trốn đại diện trả lời: “Xong!”. Bạn đi tìm mở mắt đi tìm.

  • Luật chơi:

– Trong khoảng thời gian quy định, bạn đi tìm tìm thấy bạn nào bạn ấy thua cuộc, không tìm thấy bạn đi tìm thì chịu phạt.
– Bạn đi tìm trong thời gian quy định, tìm thấy hết các bạn chơi bạn đi tìm thắng cuộc.

Trò chơi dân gian “Lựa đậu”

  • Vật dụng : Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, rá đựng hạt, chén.

  • Cách chơi:

Chia thành nhiều đội, mỗi đội 3 người. Ba loại hạt sẽ được trộn chung vào cùng 1 cái rá, mỗi đội 1 rá. Sau khi nghe tiếng còi báo hiệu bắt đầu thì các đội sẽ phân loại hạt nào ra hạt đó bỏ vào chén.

  • Luật chơi: Các đội thực hiện trong vòng 3 phút, đội nào phân loại xong trước thì đội đó thắng.

Trò chơi dân gian “Ném vòng”

  • Chuẩn bị:

– 3 cái chai.
– 9 cái vòng đường kính từ 15 đến 20cm.Làm bằng tre (tùy theo đích ném, nếu đích là vật có cổ to thì vòng phải to, sao cho lọt được vào cổ vật làm đích).

  • Cách chơi:

Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60 cm. Vẽ vạch chuẩn cách chai từ 100 đến 150 cm (tùy theo khả năng và mức độ chơi ở các lần khác nhau mà tăng dần khoảng cách). Người chơi xếp 3 hàng đứng dưới hàng kẽ, mỗi lần chơi cho 3 người ném, mỗi người ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người đó thắng cuộc.

Trò chơi dân gian “Đá gà”

  • Cách chơi:

– Mỗi người gấp 1 chân của mình, chân còn lại nhảy lò cò đi đá chân của người khác.
– Dùng chân gấp khúc đó đá vào chân gấp khúc của người khác.

  • Luật chơi: Ai mà té trước thì là người thua cuộc.

Trò chơi dân gian “Nhảy cóc”

  • Cách chơi:

Hai người chơi đứng đối diện nhau ở 2 đầu sân chơi. Vạch 2 mức đích
Cả 2 cùng đọc:

Oẳn tù tì.
Ra cái gì.
Ra cái này.

Sau khi oẳn tù tì, người thắng được quyền nhảy cóc về phía trước 1 nhịp. Khi nhảy xa, chụm 2 chân lại để nhảy. Sau đó lại oẳn tù tì tiếp, người thắng lại đươc quyền nhảy cóc tiếp 1 nhịp. Người nào nhảy xa và thường thắng trong khi oẳn tù tì thì sẽ nhảy về mức đích đã vẽ trước.

  • Luật chơi:

Khi nhảy 2 chân phải chụm lại. Người oẳn tù tì thắng có quyền nhảy ngắn hoặc dài tùy sức của mình, nhưng nếu để tay chống (chạm) xuống đất, thì coi như không được nhảy bước đó (phải trở về vị trí cũ trước khi nhảy bước đó).

Phần thưởng của người thắng cuộc, là được người thua cõng chạy 1 vòng quanh sân.

Trò chơi dân gian “Đi tàu hỏa”

  • Cáchchơi:

Những người chơi đứng thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa. Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh “Tàu lên dốc” hoặc “Tàu xuống dốc”.
Khi nghe lệng “Tàu lên dốc” tất cả chạy chậm, bàn châm nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh “Tàu xuống dốc”, tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân.
Trong lúc chạy, mọi người cùng hát bài đồng dao:
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp cài đầu
Đi mau, về mau
Kẻo trời sắp tối.

  • Luật chơi: Cả đoàn tàu vừa chạy theo lệnh của đầu tàu vừa hát bài đồng dao. Nếu ai hát nhỏ hoặc không làm đúng động tác chạy sẽ bị cả tàu phạt (hình thức phạt nhẹ nhàng tùy đoàn tàu chọn).

Trò chơi dân gian “Đi câu ếch”

  • Vật dụng: 1 cái que chừng 1m, 1 sợi dây chừng 1m, 1 miếng giấy hơi nặng.
  • Chuẩn bị: Vẽ 1 vòng tròn (đường kính tùy độ tuổi và số lượng người chơi) để làm ao. Cần câu là 1 cây que chừng 1m buộc 1 sợi dây dài chừng 1m, đầu sợi dây buộc 1 miếng giấy gập nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất trúng ếch ở xa. Đầu que có thể bịt vải để tránh nguy hiểm.
  • Cách chơi:
    Dùng trò chơi Oản tù tì để xem ai là người đi câu.
    Mọi người vào trong ao làm ếch, còn người đi câu ở ngoài cầm cần đi câu.
    Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì mọi người bắt đầu hát:
    “Ếch ở dưới ao
    Vừa ngớt mưa rào
    Nhảy ra bì bọp
    Ếch kêu ộp ộp
    Ếch kêu oạp oạp
    Thấy bác đi câu
    Rủ nhau chốn mau
    Ếch kêu ộp ộp
    Ếch kêu oạp oạp”

    Khi hát làm động tác như ếch đang nhảy, tay chống nạnh, chân chụm lại hơi nhún xuống, nhảy lung tung trong vòng tròn. Nếu thấy người đi câu còn ở xa, thì có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn) để chơi nhưng phải cảnh giác người đi câu, vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quâng dây trúng là bị bắt, phải thay làm người đi câu. Ngược lại người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ để lừa ếch mất cảng giác rồi bất ngờ quăng dây bắt.

  • Luật chơi:

Ếch nào bị người đi câu quăng dây trúng thì sẽ bị bắt và phải thay làm người đi câu.

Nếu lâu (thời gian tùy nhóm chơi quy định) mà không câu được con ếch nào, thì người đi câu sẽ bị phạt nhảy ếch 1 vòng (số vòng tùy nhóm chơi quy định) quanh ao.

Trò chơi dân gian “Cua cắp”

  • Cách chơi:

Dùng trò chơi Oản tù tì để xác định người đi trước. Người đi trước bốc 10 viên sỏi lên thả xuống đất (số lượng viên sỏi có thể chọn tùy thích), sau đó đan 10 ngón tay vào nhau nắm lại, chỉ để 2 ngón duỗi thẳng ra làm càng cua.

Người chơi dùng 2 ngón tay lần lượt cắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác bỏ qua một bên. Lượt 1 cắp 1 viên, lượt 2 cắp 2 viên, … lượt 10 cắp 10 viên.

  • Luật chơi:

Nếu người chơi khi đang cắp sỏi mà chạm vào viên khác thì phải nhường cho người kế tiếp đi.

Sau khi cắp hết 10 viên, đếm xem ai cắp được nhiều nhất thì người đó thắng .

Trò chơi dân gian “Lùa vịt”

  • Cách chơi:

– Tập thể chơi cử 1 bạn làm hổ ( hoặc người lùa vịt) đứng ở ngoài vòng tròn, các bạn còn lại đứng trong vòng tròn làm lợn (hoặc vịt).
– Khi có lệnh chơi hổ ( người lùa vịt) chạy quanh vòng tròn, tìm cách đập vào người các bạn đứng trong vòng tròn.

  • Luật chơi: Hổ ( người lùa vịt) đập vào lợn (hoặc vịt), lợn phải ra ngoài thế chỗ cho người làm hổ.

Trò chơi dân gian “Đi cà kheo”

  • Cách chơi:

Trò chơi này thường được chơi ở bãi biển. Người chơi có thể chia làm hai đội để thi đấu với nhau (ví dụ thi chạy…). Cây cà kheo được làm bằng tre, độ cao của bệ đặt chân cách mặt đất khá cao khoảng 1,5m – 2m. Mỗi người sẽ đi trên cây cà kheo để thi đấu.

  • Luật chơi: Nếu ai ngã khi đang thi đấu hoặc không kịp thời gian thi đấu thì bị phạt theo quy định của cuộc chơi.

Trò chơi dân gian “Nhảy dây”

  • Cách chơi:

Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân, sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân. Cứ chơi tiếp tục như vậy.

Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người.

  • Luật chơi:

Người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu vướng dây thì bị phạt.

Trò chơi dân gian “Búng thung”

  • Cách chơi:

Có hai người chơi, mỗi người chơi bỏ ra từ 5 đến 10 sợi dây thung rồi trộn lên và thảy xuống đất. Sau đó 2 người sẽ dùng ngón tay dích các sợi thun đan vào nhau.

  • Luật chơi:

Hai người tù xì ai thắng đi trước, ai bún được 2 sợi thun đan vào nhau là thắng hai sợi. Nếu không bún được hai sợi đan vào nhau thì tới lượt người thứ hai.

Trò chơi dân gian “Du de du dích”

  • Cách chơi:

1 người chơi xòe tay ra và hát
“Du de –du dích
Bán mít chợ đông
Bán hồng chợ cũ
Bán hũ nước tương”.

Người chơi thứ 2 sẽ đưa 1 ngón tay vào lòng bàn tay của người chơi 1.

  • Luật chơi:

Khi người chơi 1 hát đến chữ “tương” sẽ nắm tay lại nếu bắt dính được ngón tay của người chơi thứ 2, xem như người chơi thứ 2 bị phạt.

Trò chơi dân gian “Ném còn”

  • Cách chơi:

– Dùng một quả còn nhỏ là một túi vải bên trong chứa một vật nặng khoảng 200gr (có thể cho đất cát vào bên trong). Quả còn có gắn đuôi là một dải lụa nhiều màu sắc.
– Ở giữa sân dựng một cây cọc cao khoảng 3m trở lên (tùy theo độ tuổi, thể hình người chơi). Trên ngọn cây có treo một vòng tròn đường kính khoảng 35cm.
– Người chơi được chia làm hai nhóm đứng đối diện nhau, cách cột khoảng 7m trở lên (tùy theo đối tượng người chơi). Mỗi nhóm cử từng người lần lượt ném quả còn, sao cho quả còn chui qua vòng treo trên ngọn cây là được điểm. Khi ném, người chơi cầm trái còn quay quay trên đầu lấy đà, nhắm kỹ và ném. Bên đối phương sẽ bắt còn của đội bạn ném qua nếu bắt dược cũng tính điểm. Sau khi có còn trong tay bên đối phương ném còn qua vòng để lấy điểm.
– Trò chơi này thường phổ biến ở miền Bắc.

Trò chơi dân gian “Úp lá khoai”

  • Cách chơi:

Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất.
Khi bắt đầu đọc “ Úp lá khoai”, thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp :
“ Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống sình
Úi chà , úi da!”

  • Luật chơi :

Hát đến chữ cuối cùng, người chỉ để vào tay của người nào thì người đó bị phạt.

Trò chơi dân gian “Bong bóng nước”

  • Cách chơi:

Đổ nước vào quả bong bóng, đứng thành vòng tròn, lần lượt thảy bóng vào người trong vòng tròn.
Người nào được thảy bóng phải chụp chính xác.

  • Luật chơi:

Ai bắt không trúng bóng, làm bóng rớt sẽ bị ướt áo và phạt theo tư thế hứng bong như : quỳ 1 chân chụp bóng, quỳ 2 chân chụp bóng…

Trò chơi dân gian “Keng trái cây”

  • Cách chơi:

Cả nhóm chơi gồm từ 10 em trở lên, trong đó bầu ra một em bị, em bị sẽ đi lùa các bạn còn lại, đụng vào bạn nào thì bạn đó bị. Để tránh bị, người chơi phải hô tên của một loại trái cây bất kỳ, và đứng yên tại chỗ theo trạng thái vừa thực hiện, chỉ được di chuyển khi có người khác đến cứu, và trò chơi tiếp tục.

  • Luật chơi: người chơi không được hô tên của loại trái cây mà người kia đã hô, chỉ gọi tên những trái cây trong nước không được lấy tên trái cây ngoại quốc (như me Thái, mận Ấn Độ, …), khi đã hô “keng” mà còn di chuyển là bị. Ranh giới của trò chơi phải được giới hạn trước.

Trò chơi dân gian “Một hai ba”

  • Cách chơi:

Những trò chơi sẽ oẳn tù tì để xác định người bị phạt. Người bị phạt đứng úp mặt vào tường. Những người còn lại đứng cách xa tường khoảng trên 3m trên một lằn mức.
Trong khi người bị phạt đập tay vào tường 3 cái đồng thời đọc to “Một – hai – ba”, những người ở phía sau bước lên thật nhanh một hoặc hai bước. Sau tiếng “ba”, người bị phạt quay lại, nếu thấy ai đang bước thì người đó bị phạt tạm ngừng chơi và lên đứng sát tường. Đến lúc có người nào đó đã bước lên được sát đằng sau người bị phạt (cách khoảng 0.5m) sẽ đập vào lưng người bị phạt, tất cả người chơi (kể cả người đang bị tạm ngưng chơi) sẽ chạy ùa về mức ban đầu. Người bị phạt sẽ rượt theo, chạm tay trúng ai thì người đó sẽ bị phạt và trò chơi lại bắt đầu.

  • Luật chơi: Người bị phạt phải úp mặt vào tường khi đập “một – hai – ba”, sau tiếng “ba” mới được quay mặt xuống để “bắt”.

Chổi Trện st

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời