Bài Vở Cũ Khoa học

BenhViemGan BuiXuanDuong

Benh Viem Gan

Giới
thiệu của BBT

Viêm
gan và đau bao tử là hai bệnh rất phổ thông trong
các cộng đồng Việt quốc nội cũng như
hải ngoại. Số tử vong vì viêm gan rất cao và bệnh
đau bao tử ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng làm việc.

BBT
xin giới thiệu bài viết sau đây của BS Bùi
Xuân Dương
(chuyên khoa về gan và tiêu hóa), một
bài về viêm gan, đặc biệt là viêm gan B, và một
bài về đau bao tử.

BBT
sẵn sàng đón nhận thêm các bài viết với kiến
thức cập nhật liên quan đến cùng đề
tài.

___________________________________________________________________

Những
Câu Hỏi thường xuyên về Bệnh Viêm Gan

Hỏi:
Bệnh viêm gan siêu vi (viral hepatitis) có di truyền không?

Đáp:
Đây là một bệnh truyền nhiễm (infectious disease),
nên chúng ta ai cũng có thể bị. Tuy một số bệnh
viêm gan có thể lây từ bố mẹ sang con cái bệnh
không có đặc tính di truyền. Nói một cách khác, nếu
bố hoặc mẹ bị viêm gan A, B hoặc C, chưa
chắc con cái cũng mang những bệnh kể trên.

Hỏi:
Tôi ăn uống không tiêu, thường hay bị ợ chua
và miệng lúc nào cũng đắng. Đó có phải là do
gan gây ra không?

Đáp:
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất
trong hệ thống tiêu hóa. Khi gan bị viêm cấp tính, bệnh
nhân có thể trở nên biếng ăn, khó tiêu. Nhưng trong
đa số các bệnh nhân viêm gan mãn tính, họ vẫn sống
một cách rất khỏe mạnh và hệ thống tiêu
hóa vẫn làm việc một cách rất đắc lực.
Trường hợp đắng miệng thường do
chất chua (acid) hoặc/và chất mật (bile) từ bao
tử trào ngược lên trên, và có lẽ không liên quan đến
bệnh viêm gan. Nhưng nếu muốn hiểu rõ, xin Ông/Bà
đi khám bác sỹ gia đình để họ thử máu
mới biết rõ ràng và chính xác hơn.

Hỏi:
Cho tới nay bệnh viêm gan siêu vi vẫn chưa có thuốc
chữa phải không?

Đáp:
Đây là một trong những hiểu lầm lớn nhất
về bệnh viêm gan gây ra bởi vi khuẩn viêm gan. Có nhiều
loại vi khuẩn viêm gan khác nhau. Tùy theo thời gian tính,
khi vi khuẩn viêm gan được khám phá, người
ta đặt tên thành vi khuẩn viêm gan A, B, C, D, E. v.v. Có loại
không cần chữa tự nhiên cũng hết. Có loại
có thể chữa trị bằng thuốc uống hoặc
vừa uống vừa chích. Tùy theo hoàn cảnh và điều
kiện của mỗi cá nhân, cũng như tùy theo từng
loại vi khuẩn viêm gan, từ 40 đến 80% bệnh
nhân viêm gan có thể chữa tuyệt bệnh một cách
hẳn hoi.

Hỏi:
Người bệnh viêm gan có phải ăn uống riêng
biệt hay không?

Đáp:
Trong 5 loại vi khuẩn viêm gan kể trên, chỉ có vi khuẩn
A và E là có thể lây qua thức ăn, nước uống
ô nhiễm. Hai bệnh này, tuy dễ lây, nhưng trong đa
số trường hợp bệnh không cần chữa tự
nhiên cũng hết. Người bệnh viêm gan A một
khi bị vàng da, không còn lây bệnh nữa, ngay cả khi
ăn uống và chung sống một đời sống vợ
chồng. Vi khuẩn viêm gan E có nhiều nhất trong phân
của bệnh nhân, nên không lây qua mồ hôi và nước
bọt. Vi khuẩn viêm gan B, C và D, thường dễ lây
nhất qua máu, nên ăn uống chung với người
bệnh cũng không sao.

Hỏi:
Người bị viêm gan có phải kiêng cữ lòng đỏ
trứng gà hay không?

Đáp:
Khi gan bị viêm cấp tính (acute hepatitis), khả năng
tiêu hóa dầu mỡ có thể bị suy giảm tron gmộ
thời gian ngắn. Người bệnh thường buồn
nôn, khó chịu, ăn kém ngon. Vì thế, một số y sỹ
khuyên bệnh nhân viêm gan cấp tính nên dùng những thức
ăn nhẹ, ít dầu mỡ và cholesterol. Tuy nhiên, trong trường
hợp viêm gan mãn tính (chronic hepatitis), bệnh nhân thường
vẫn có thể tiếp tục ăn uống bình thường
như những người không bị viêm gan. Họ chỉ
phải kiêng khem đặc biệt khi lá gan trở nên chai
cứng mà thôi (liver cirrhosis).

Hỏi:
Tôi hay bị nổi ngứa, đó có phải là triệu
chứng của bệnh viêm gan hay không?

Đáp:
Tuy viêm gan có thể gây ra vàng da, nổi mề đay, xưng
đỏ hoặc nổi ngứa, đa số những
người bị ngứa da không phải do gan gây ra. Nhưng
nếu muốn biết gan có bị viêm hay không, Ông/Bà cần
phải đi thử máu. Nếu phân hóa tố ALT tăng
cao hơn bình thường trong một thời gian lâu dài,
gan đang bị viêm và cần phải điều trị.

Hỏi:
Có thuốc bổ gan hay không?

Đáp:
Trong Tây Y, người ta chưa khám phá ra một loại
thuốc nào có khả năng giúp cho lá gan hoạt động
một cách đắc lực hơn, hoặc “bồi
bổ” lá gan trong lúc gan đang bị tàn phá bởi độc
tố hoặc vi trùnh cũng như vi khuẩn. Khi gan trở
nên xơ cứng, những chất vitamin tan-trong-mỡ như
Vit. A, D, E, K sẽ khọng được hấp thụ
một cách dễ dàng nữa, nên người chai gan cần
phải uống thêm các loại vitamin này. Nhiều loại
thuốc cỏ cây được quản cáo như những
thần dược chữa trị tất cả các loại
bệnh trong cơ thể chúng ta, trong đó có bệnh viêm,
xơ, chai và ung thư gan. Tiếc thay, đa số các loại
thuốc này được chế biến theo phương
thức gia truyển, nên thiếu sự kiểm soát khoa học
và lâu dài. Xin Ông/Bà đọc thêm bài “Dinh Dưỡng cho
Người Bệnh Viêm Gan” trong sách Sống với Bệnh
Viêm Gan.

Hỏi:
Tôi có bệnh viêm gan B. Khi nào tôi cần phải chữa?

Đáp:
Khi chất hóa học ALT trong máu không tăng cao hơn bình
thường, có lẽ lá gan chưa bị viêm. Trong trường
hợp này, người ta gọi là “healthy carrier”.
Nói một cách khác, tuy trong người có chứa đựng
hàng triệu vi khuẩn viêm gan B, lá gan vẫn chưa bị
tấn công và tàn phá bởi những vi khẩn này. Vì thế
bệnh không cần phải chữa. Mặt khác, nếu
chất ALT cao hơn bình thường, gan có thể đang
bị viêm. (muốn biết một cách chính xác hơn là gan
có bị viêm thật sự hay không, người ta cần
lấy một ít tế bào gan qua phương pháp sinh thiết
gọi là liver biopsy để thử nghiệm dưới
kính hiển vi). Nếu gan bị viêm, bệnh nhân mới
cần phải chữa.

Hỏi:
Tôi bị bệnh viêm gan B đang nằm trong giai đoạn
ngủ yên, vậy tôi có phải chữa hay không, và tôi có cần
chích ngừa không?

Ðáp:
Ðây là trường hợp vi khuẩn viêm gan B chỉ nằm
trong máu mà chưa tàn phá lá gan. Nếu có gây trở ngại
có lẽ chúng chỉ gây “khó chịu” cho lá gan một
cách không đáng kể. Tuy nhiên vì chúng có thể “thức
dậy’ bất cứ lúc nào, quý vị cần phải đi
máu thường xuyên. Khi vi trùng còn trong tình trạng “ngủ
yên” (inactive), chúng ta chưa cần chữa. (Vì có lẽ
nếu có chữa cũng không đưa đến một
lợi điểm nào rõ rệt). Và vì quý vị đã có vi
khuẩn trong người rồi, nên không chích ngừa được
nữa. Chích ngừa là cách thức dậy cho cơ thể
chúng ta chế tạo kháng thể chống lại vi trùng/vi
khuẩn trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể
chúng ta.

Để biết thêm
chi tiết, Quý vị có thể tìm hiểu thêm qua những
địa chỉ điện toán sau đây:

1) Hepatitis Foundation International
(1-800-891-0707); www.HepFI.org
2) American Liver Foundation (1-800-223-0179); www.Liverfoundation.org
3) Center for Disease Control and Prevention, Hepatitis Branch (1-888-443-7232);
www.cdc.gov/ncidod/diseases/hepatitis/index.htm

Sách in bằng tiếng
Việt:

1) Sống Lâu, Sống
Khỏe, Sống Bất Tận. Bùi Xuân Dương, MD (1993):
Sold out. Chỉ còn lưu trữ tại một số thư
viện tại Orange County.
2) Bệnh Gan: Siêu Vi A, B, C. Trịnh Ngọc Huy, MD (1999):
Webmaster@songmanh.org
3) Sống với Bệnh Viêm Gan: Bùi Xuân Dương, MD
(2001): DuongBuiMD@aol.com
4) Bệnh Tiêu Hóa: Bùi Xuân Dương (đang in: đã phát
hành vào cuối năm 2003)


Bệnh Viêm Gan B: Ðại Cương và Cách Ðịnh Bệnh


(Bài này trích từ sách “Sống với Bệnh Viêm Gan”)

Viêm gan B là một
trong những nguyên nhân chính gây ra viêm gan cấp tính (acute hepatitis),
mãn tính (chronic active hepatitis), chai gan (liver cirrhosis) và ung thư
gan (liver cancer). Tuy thuốc chích ngừa viêm gan B đã có từụ
hơn 20 năm qua, bệnh vẫn tiếp tục lan tràn
khắp nơi trên thế giới, với tỷ lệ từ
0.1% đến 25% tổng số dân chúng tùy theo địa
danh. Hiện nay, trên toàn cầu có ít nhất 300 triệu người
đang bị viêm gan B và trong số này sẽ có ít nhất
250.000 người thiệt mạng mỗi năm.

Việt Nam
là một trong những nước với tỷ lệ viêm
gan B cao nhất thế giới. Dựa theo thống kê đăng
tải trên Current Probl. Cancer 6, một trong 4 người Việt
đang nhiễm trùng bởi vi khuẩn viêm gan B (Nghĩa
là khoảng 25% tổng số dân chúng có thể lây bệnh
của mình cho người khác, mà không hề hay biết).
Người ta nhận thấy, tỷ lệ bệnh viêm
gan B tăng nhanh hơn cả tại các nước kém mở
mang.

Nước
càng nghèo, càng chậm tiến chừng nào, tỷ số bệnh
nhân viêm gan B càng cao chừng đó. Trong khi Trung Cộng có
tỷ lệ viêm gan B là 12.2%, Nhật Bản với nền
kinh tế phồn thịnh hơn chỉ có khoảng 2.6%.
Ngay cả những nước chậm tiến nhất tại
Phi Châu, như Mozambique, Uganda, Zambia v.v. tỷ lệ bệnh
viêm gan B cũng “chỉ” khoảng 12 đến 14% mà thôi
(nghĩa là vẫn thấp hơn tỷ lệ bệnh viêm
gan B tại Việt Nam). Với tỷ lệ 0.8%, nghĩa
là khoảng 1.25 triệu bệnh nhân, Hoa Kỳ là một
trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh viêm gan B
thấp nhất thế giới.
Sau đây là bản thống kê về tỷ lệ kháng nguyên
HBsAg tìm thấy trên bệnh nhân ung thư gan và tỷ số
dân chúng đang bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn viêm
gan B của quốc gia đó. Bản đồ cho thấy,
hơn 80% bệnh nhân Việt Nam đã bị ung thư gan
liên quan một cách trực tiếp đến vi khuẩn
viêm gan B.

Quốc Gia % Bệnh
Nhân Ung Thư Gan với +HBsAg
% Tổng Số Dân
Chúng với +HBsAg
Hoa Kỳ 14.71 1.00
Tây Ban Nha 19.30 2.00
Singapore 35.80 4.10
Nhật Bản 37.30 2.60
Uganda 47.00 6.00
Senegal 51.90 12.00
Taiwan 54.80 12.20
Việt Nam 80.30 24.50

Bác sĩ Bùi Xuân
Dương tốt nghiệp bác sĩ y-khoa tại University
of Bern, Thụy Sĩ, tốt nghiệp chuyên khoa nội thương
và chuyên khoa hệ thống tiêu hóa và gan tại St. Louis University,
Missouri. Địa chỉ phòng mạch: 10301 Bolsa Ave., Suite
101, Westminster, CA. E.mail: DuongBuiMD@aol.com.
Số điện thoại: (714) 531-3535

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời