Bài Vở Cũ Thiếu nhi

BangReo NguyenTuong



Băng Reo

1. Nhận Định

Băng reo trong sinh hoạt nói chung và giới trẻ nói riêng, có ảnh hưởng rất lớn. Nó làm cho bầu khí sinh hoạt thêm hăng hái, phấn khởi, có một hiệu quả in sâu trong tư tưởng người nghe. Nó còn như một lời quảng cáo ngắn gọn, làm khơi dậy nơi người trẻ một sức sống.

2. Băng reo là gì?

Là một số câu nói hay bài hát ngắn gọn có ý nghĩa – Là những khẩu hiệu được ghép lại – Là một hay nhiều tiếng dội trong thiên nhiên – Là nhiều loại âm thanh hợp lại… vv… Do đó người HT khi sinh hoạt có thể sáng tác ra rất nhiều loại Băng Reo khác nhau, để làm hưng phấn trong khi sinh hoạt, nhưng muốn làm thành công, một băng reo phải nhớ những điều sau đây:

  • Phải ngắn gọn (nói rõ ràng)
  • Có ý nghĩa.
  • Dễ làm, vui tươi, lành mạnh (Những hình ảnh quen thuộc thì tốt nhất)

Thật vậy, bất cứ một âm thanh nào, hay một lời, câu nói nào, cũng có thế trở thành một băng reo để tạo được bầu khí vui tươi, hấp dẫn, nhớ lâu, đỡ mệt nhưng phải cần sự tháo vát và linh động của người Huynh Trưởng.

Sau đây là một vài thí dụ căn bản và thiết thực.

a. Để gây bầu khí, gây tinh thần cho đoàn hăng hái:

NĐK: Ơ này anh (chị) em ơi!

TC: Ơi

NĐK: Một người

TC: Cô độc (hai tay khoanh lại)

NĐK: Ba người

TC: Kết Đoàn (tụ ba người)

NĐK: Đoàn ta

TC: Tiến (Nắm tay nhau… Hát…)

b. Để nhấn mạnh đến một chiến dịch đang và sẽ thực hiện:

NĐK: Thánh Thể

TC: Yêu mến (hai tay ôm ngực)

NĐK: Thánh Thể

TC: Tôn thờ (quỳ hai tay chắp lại)

NĐK: Thánh Thể

TC: Cảm tạ (hai tay chắp ngực)

NĐK: Chúng ta

TC: Yêu mến, tôn sùng, cảm tạ AAA!

c. Để nhấn mạnh một một đức tính, một nhân vật:

NĐK: Ai vui tươi?

TC: Tôi!

NĐK: Ai lịch sự?

TC: Tôi!

NĐK: Ai hăng hái?

TC: Tôi

NĐK: Ai vui tươi, ai lịch sự ai hăng hái?

TC: Tất cả chúng ta. AAA!

d. Để chào mừng một quan khách:

• Vỗ tay 1, 2, 3, 4, 5: Hoan

• Vỗ tay 1, 2, 3, 4, 5: Hô

• Vỗ tay 1, 2, 3: Hoan Hô (3)

e. Để nâng cao tinh thần đoàn kết:

(Chia làm ba nhóm: Bắc, Trung, Nam)

NĐK: Giơ tay chỉ vào nhóm nào thì nhóm đó hô tên mình

NĐK: Bắc, Trung, Nam.

TC: Một nhà!

f. Băng reo, NĐK làm sao, TC lập lại và làm giống vậy cả cử điệu:

NĐK: Thước đo
TC : Thước đo (giang tay dài)

NĐK: Lò so

TC: Lò so (hai tay như lò so)

NĐK: Con cò

TC: Con cò (co chân, vẫy hai tay…)

NĐK: Con bò

TC: Con bò (Thấp xuống, hai bàn tay làm sừng)

g. Đặc biệt mẫu băng reo ráp chữ, ráp câu chuyện:

Kiểu này người HT cần phải có óc tháo váo, và chọn những tiếng, những câu ngắn gọn, gợi lên được vẻ sinh động, vui tươi, nhí nhảnh cho buổi sinh hoạt, đón tiếp, chào cờ…

Tóm lại, muốn có những băng reo thật sinh động, vui tươi, nắm bắt được bầu khí, lột được ý nghĩa mình muốn diễn tả, người HT cần học hỏi nơi tài liệu, bạn bè, những người có kinh nghiệm, và nhất là cần thực tập kỹ trước khi cho băng reo.

Chúc các Huynh Trưởng học hỏi và áp dụng thành quả Băng Reo trong mọi sinh hoạt.

Nguyễn Đình Tường

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời