Bài viết khác

TẾT NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ (Sưu tầm)

TẾT NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ
Tú Ân
Dê đực có chùm râu cằm rậm và cong. Mỗi “chàng dê” có thể kết bạn bình quân từ 30 – 50 chị dê cái. Loài dê có mùi vị “đặc biệt” của một loại “hoóc môn thông tin”. Tuyến tiết ra hoóc môn này nằm ở dưới hai gốc sừng của dê. Hoóc môn đi vào máu, thấm qua da rồi theo mồ hôi vương vào cây cỏ trên đường đi.
Kết quả hình ảnh cho xuân ất mùiDê cái cứ theo mùi đặc trưng đó mà tìm ta “người tình” của mình. Dê dực thường cọ đầu vào thân cây để gửi tín hiệu cho dê cái. Ngược lại với sừng, dịch hoàn dê lại không có mùi hôi mà ngon và bổ nhất trong sồ lục phủ ngũ tạng của dê đực. Theo các nhà nghiên cứu, thịt dê có khoảng 17,5% prôtít; 40% lipit ở các ốc đảo tại sa mạc Xahara (Angiêri) người dân ở đây có tập quán uống sữa dê và ăn quả chà là. Còn ở ănggôla, hãng hàng không nước này lại lấy con dê núi ( sơn dương ) làm biểu tượng cho mình. Trong huyết dê tươi có rất nhiều chất bổ và thuốc chữa bệnh. Ngâm huyết dê vào rượu 40 độ với một phần tiết, ba phần rượu rồi lắc đều. Mỗi ngày uống từ 20 – 40ml sẽ bổ máu. Thịt dê nấu chín với một số vị thuốc Bắc rất có tác dụng cho người suy nhược cơ thể. Tinh hoàn dê trị thận yếu ngày dùng từ 25-30g ngâm rượu uống. ăn dạ dày dê chữa gầy yếu, suy nhược. Mổ thịt dê bỏ ruột, cạo lông, đun nhiều lần, sau đó lọc lấy nước trong, cô thành cao đặc, gọi là “cao dê toàn tính”. Mỗi ngày uống 5 – 10 gam có thể chữa bệnh thiếu máu, gầy yếu, suy nhược cơ thể. Để khử “mùi dê” người ta dùng rượu 500ml, gừng tươi 100g sau đó cho thêm một miếng đu đủ xanh rồi ngâm vào rượu 30 phút. Lấy toàn bị hỗn hợp này tưới đều lên thân dê, vò lá gừng xát kỹ ngoài da cho sạch cáu bẩn bám trên da, cách làm này sẽ tẩy được mùi hôi của dê và làm cho da dê có độ mềm, khi xào nấu thịt dê không nên qua lửa, vì mỡ dê bị cháy sẽ làm tăng “mùi dê” lên nhiều lần, loài dê cũng được xem là “con bò sữa” của người nghèo. Vì nuôi dê không tốn kém bao nhiêu mà vẫn thu được sữa dê đáng kể. Loài dê cái Việt Nam chỉ cho khoảng 1 lít sữa/ngày, loài dê cái “sơn dương” cuả ấn Độ nặng khoảng 70kg, có thể cho tới 800 lít sữa/năm. Bình quân mỗi ngày có thể vắt được đến 6 lít sữa tươi, Dê là loài vật có thể chăn nuôi ở bất cứ chỗ nào. ở những nơi có lá xanh là có thể chăn thả dê vài dê sẽ tự kiếm ăn, tự lớn để cung cấp sữa, thịt cho con người và duy trì nòi giống của mình.
Giai thoại các loài dê
Dê cũng là loài vật gần gũi với đời sống và sinh hoạt của loài người nên có không ít giai thoại, truyền thuyết về nó. Đặc biệt, trong nền văn học cổ phương đông, hình ảnh con dê rất dễ gần, chúng chỉ cần cỏ non và lá xanh là có thể sống mãn nguyện, còn con người lại không muốn như thế, vì vậy loài dê trở thành một con vật có lắm chuyện để nói với loài người
Vào đời Tam Quốc có chuyện rằng khi Tào tháo đuổi bắt Tả Từ. Bí lối, Tả Từ liền chạy thẳng vào đàn dê, rồi dùng phép thuật biến mình thành dê. Khi phụ tá của Tào Tháo cho kiểm lại số dê thấy thừa một con, biết có Tả Từ trong đó, liền bảo: “Tả từ cứ đầu hàng, ta không giết đâu mà sợ !”. bỗng một con dê trong đàn bước ra gật đầu, quỳ lạy. Phụ tá Tào Tháo xông vào bắt sống tức thời cả đàn dê liền quỳ xuống, khiến tên quan không phân biệt được con dê nào là hoá thân của Tả Từ nữa ! Câu chuyện kết luận: Loài dê có đức độ hơn người, không phản trắc, không tố giác bạn bè”. Trong Sách Của Trang Tử đã ví phép dưỡng sinh phải khéo như phép chăn dê. Muốn cả đàn dê cùng tiến, chỉ cần ra roi quát khẽ vào con cuối cùng là đủ. Còn sách “Hán thư” kể chuyện Lý thức mặc áo dài, đi giày cỏ, chăn dê hàng năm trời ở Thượng lâm để lập chí.
Câu chuyện ca ngợi đức trung kiên của Tô Vũ. Khi bị giặc Hung nô đày ra Bắc Hải chăn một đàn dê đực, Hẹn khi nào dê đẻ thì cho về. Tô Vũ vẫn nắm vững ngọn cờ tiết nghĩa của nhà Hán, ngày ngày đào dế, bắt chuộtăn để sống qua ngày, không hề nản lòng thoái chí.
Trong văn học cổ Việt Nam.
Con dê cũng lăm chuyện để nói. Vua Minh Mạng lên ngôi từ 1820 – 1840) là một ông vua nổi tiếng viều chuyện.
Trong nước thời ấy hễ ai có con gái đẹp trong nhà đều lo sợ bị bắt tiến vua làm cung phi, mỹ nữ. Chuyện nàng Son chẳng hạn. Năm Quý Mùi cách đây vừa tròn 180 năm ( 1823 – 2003 ) đúng vào năm con dê. Vua Minh Mạng làm bài thơ tự trào nổi tiếng có câu: “Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dụng”. Nghĩa là một đêm ngủ với năm bà, thì ba bà mang thai!
Trong phong trào Cần Vương ở Nghệ Tĩnh ai cũng biết tên Việt gian Nguyễn Thân, khét tiếng là tàn bạo và dâm dục. Một hôm y cho gọi phường chèo tới hát phục vụ. Nửa chừng, hai anh hề chèo bước ra sân khấu, rủ nhau đánh bạc để lấy cớ chơi xỏ tên gian thần. Anh hề Giáp liền lấy 4 đồng tiền bôi vôi bỏ vào đĩa, rồi úp bát xóc. Một anh hề khác là ất móc túi bỏ ra 3 tiền đặt vào mặt lẻ. Giáp liền xoay bát rồi phán:
Dê kêu !
Ất hỏi:
Dê kêu là thế nào?
– Mày ngu lắm, không biết dê kêu là “bé bé” sao !
-Con dê còn biết chê mày đánh bé quá !
Ất liền móc túi bỏ thêm tiền:
Đây thêm 3 tiền, dê kêu nữa thôi !
Giáp liền xoay bát quát to:
– Dê kêu, dê kêu !
Ất vét túi, quát lại:
-Đấy tao đánh cả quan, mày dám không?
Ất quát lại:
-Đánh cả quan thì đánh, tao cóc sợ
“Đánh cả quan” ở đây tức là đánh cả 100 đồng tiền ( 100 đồng = 1 quan tiền). Nhưng dụng ý của hề là quát vào mặt tên Việt gian. Đòi “đánh cả quan”. Thế là tên quan Nguyễn Thân hôm đó đành phải đỏ mặt tía tai, không thể bắt bẻ gì được. Khi đã chửi xỏ tên Nguyễn Thân xong, Giáp liền xoay bát 3 vòng rồi lật ra mặt chẵn. ất đánh mặt lẻ chịu thua. Giáp vơ tiền bỏ túi mình rồi vênh mặt dạy đời ất: “Cờ bạc là bác thằng bần”. Vậy chi mày nên tìm phường “vào luồn ra cúi” mà kiếm ăn cho “sướng thân”. ất liền ngửa hai bàn tay hát rằng :
Tài giỏi sá gì thân khuyển mã
Thà rằng ngồi tót vuốt râu dê
Những ngời cùng xem diễn trò hôm ấy được một phen tán thưởng tài nghệ “mắng quan” của hai anh hề.
(Trích tạp chí Tâm lý học)
Hoàng Hương sưu tầm

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời