Bài Vở Cũ Thiếu nhi

GDNB Bai6 LoiNoi ChimEnST

Giáo Dục Nhân Bản

Bài 6 : Lời nói

Lời nói biểu hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Trong giao tiếp, nói năng hòa nhã thì người nghe dễ cảm thông, nói năng cộc lốc, thiếu lễ độ thì chẳng ai ưa.

– Khi giao tiếp hay trao đổi với người khác, ta cần nói năng rõ ràng, minh bạch, và nói vừa đủ nghe.
– Tránh nói quá to như đang tranh cãi, cũng đừng nói lí nhí trong cổ họng khiến người nghe khó chịu.
– Trong giao tiếp, nhất là với người lớn, ta không nên dùng từ thô kệch, bất nhã, tục tĩu, tiếng lóng… trả lời nhát gừng, cộc lốc.
– Không nên ngắt lời người khác trong khi họ đang nói, hoặc nói trống không.

I . Cám ơn

Cám ơn là bày tỏ lòng biết ơn với người đã làm ơn cho mình, như khi nhận được món quà, khi được người khác giúp đỡ, được chỉ dẫn… chỉ có hai tiếng đơn sơ “cám ơn” nhưng qua đó, nó sẽ là cầu nối, giúp ta dễ dàng gây thiện cảm đối với bất cứ người nào ta gặp gỡ, tiếp xúc.

Ví dụ :

– Khi ta cần tìm nhà một người quen, gặp một người lạ, ta nhờ họ chỉ giúp, ta nhớ nói lời “cám ơn”.
– Khi ta đánh rơi cây bút, quyển tập, bạn nhặt lên đưa cho ta, ta nhớ nói: “cám ơn”.
– Khi mua vật dụng cần thiết, sau đã trả tiền như đã thỏa thuận, người bán hàng gói lại và đưa cho ta, ta nhớ nói : “cám ơn”.
– Như thế, đối với bất cứ ai đã giúp ta làm một việc gì, cho dù lớn hay nhỏ, ta đều hãy nhớ nói tiếng “cám ơn”, để biểu lộ lòng biết ơn và gây thiện cảm của ta đối với người đó.

Khi được người khác cám ơn về những việc làm của ta giúp họ, ta nên đáp lại họ bằng thái độ chân thành, vui vẻ, niềm nở…

Ví dụ :

– Bạn đang đi lên cầu thang chung, gặp một người già, bạn lịch sự nhường bước, người đó : “cám ơn”, bạn nên khiêm tốn, niềm nở trả lời : “Thưa, không có chi ạ”.
– Bạn đưa quà tới biếu một người quen của ba mẹ, người ta gửi lời cám ơn ba mẹ, bạn nói “Thưa, có đáng là gì ạ, chỉ có một chút gọi là…’’

II. Xin lỗi

– Một người bạn đang ngồi chép bài, bạn sơ ý đụng vào tay bạn ấy làm chữ viết của bạn ấy trông xấu đi, bạn nên nói “xin lỗi anh” hoặc “xin lỗi bạn”.
– Ngược lại, khi bạn bị người khác sơ ý làm phiền bạn, người ta đã ngỏ lời xin lỗi, bạn cũng nên lịch sự, vì tình bạn mà bỏ qua, vui vẻ trả lời: “không có chi”. Đừng lườm, nguýt, cũng đừng biểu lộ cử chỉ bất mãn. Làm thế chẳng những không có lợi gì cho bạn, mà còn gây ác cảm với người kia đấy bạn ạ.

Đứng trước một sự việc sai lầm nào đó, ta cần có thái độ khiêm tốn nhận lỗi, thì người khác cũng dễ dàng bỏ qua. Đôi khi còn nhận ra lỗi của họ trong sự sai lầm đó. Nếu lúc nào ta cũng nhận cho mình là đúng, ta sẽ trở thành đối tượng ghen ghét, chống đối của mọi người.

IV. Tâm tình

1 – Thành thật cám ơn
      không có chi ạ
      cho xin lỗi nha
      không sao đâu mà.

2 – Lỡ phiền ai điều gì
     tức thì xin lỗi ngay

3 – Nhớ có lòng biết ơn
      con người hơn thú vật
      ta biết ơn trời đất
      biết ơn người giúp ta.

4 – Một đời tươi sáng ai ơi
      nghĩ điều đoan chính, nói lời nết na.
      mắt nhìn cao đệp bao la
      đứng ngồi phục sức thật là đoan trang.

(Trích  “CHIA SẺ NHÂN BẢN” Của Đaminh Saviô)

Đón đọc bài 7 kỳ tới: Ăn uống

Chim én (sưu tầm)

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời