Bài viết khác

QUAN PHI-LA-TÔ LÀ AI

Một nhân vật đưa ra quyết định quan trọng trong vụ án Chúa Giêsu

Chúng ta cùng tìm hiểu xem ông là ai?

Phi-la-tô Nguyên gốc là dân La-mã. Hoàng Đế La Mã là Ti-bê-ri-a bổ nhiệm Philato làm tổng đốc tỉnh Giu-đê vào năm 26 CN. Những quan chức cấp cao như ông thường thuộc dòng được gọi là dòng kỵ sĩ—thuộc giới quý tộc, thấp hơn so với những người quý tộc có địa vị trong Thượng Nghị Viện. Philato có lẽ đã phục vụ trong quân đội với tư cách là quan chỉ huy bộ binh hoặc sĩ quan; và đã được thăng chức qua những lần hoàn thành nhiệm vụ; rồi được bổ nhiệm làm tổng đốc khi chưa đầy 30 tuổi.

Philato và vợ ông sống ở Sê-sa-rê, một thành phố cảng, cùng với một vài viên thư lại, tôi tớ và người đưa tin. Philato chỉ huy năm đội quân bộ binh, mỗi đội có từ 500 đến 1.000 lính, và một trung đoàn kỵ binh gồm khoảng 500 lính. Các lính của ông thường hành quyết những kẻ phạm luật. Vào thời bình thì có những cuộc xét xử đơn giản trước khi thi hành án tử hình, nhưng trong lúc hỗn loạn thì những kẻ nổi loạn bị hành quyết hàng loạt ngay lập tức. Chẳng hạn, để dẹp tan sự dấy loạn, lính La Mã hành quyết 6.000 kẻ nô lệ đã theo Spartacus là kẻ cầm đầu. Nếu xứ Giu-đê có nguy cơ gặp rối loạn, tổng đốc thường có thể yêu cầu sự hỗ trợ của quan khâm sai La Mã ở Sy-ri, người chỉ huy những quân đoàn. Tuy nhiên, trong thời gian Philato làm tổng đốc ở Giu-đê, quan khâm sai ở Sy-ri thường vắng mặt nên Phi-lát phải cấp tốc giải quyết những cuộc nổi loạn.

  Khi làm quan, ông có nhiều tri thức và kinh nghiệm từng trải. Năm 29 S.C., được sự ủy nhiệm của Ti-be-ri- at, ông làm quan tổng trấn xứ Do-thái và đem vợ cùng đi (Lu 3:1). Ông đặt công đường ở thành Giê-ru-sa-lem (Gn 18:28), còn dinh thì ở thành Sê-sa-rê. Ngoài việc thâu thuế, ông còn cầm quyền hành chính và tư pháp nữa. Vì thế, tuy đại hội của người Do-thái có quyền tự chủ, nhưng muốn qui tội chết cho ai cũng phải đợi lịnh của quan tổng đốc mới được (Gn 19:10; 18:31). Trong sách Annales của nhà sử học ngoại đạo là Tacite (Năm 55-120 S.C.) viết rằng: “Đang khi Ti-be-ri-at làm hoàng đế, tổng đốc Phi-la-tô đã xử tử Christ”.

Theo lịch sử, Phi-la-tô là một ông quan tàn nhẫn, tham lam, và ưa hối lộ. Hễ gặp việc gì ông cũng tự hỏi: “mình được lợi thế nào?” Chứ không nghĩ bổn phận mình phải làm thế nào. Ông đứng đầu nhiều cuộc nổi loạn (Lu 13:1, 2). Vì vậy, người Do-thái hờn oán, tức giận ông lắm. Nhất là khi ông đặt tượng vua La-mã ở Giê-ru-sa-lem, làm cho người Do-thái càng ghét ông. Kế đó là việc ông lấy tiền của lễ “co ban” (Mc 7:11) để xây một cống (dài độ 50 cây số) dẫn nước vào Giê-ru-sa-lem, cống ấy còn đến ngày nay.

Việc ông xử án Chúa Jêsus chứng tỏ ra ông là người tầm thường, hèn nhát (Mt 27:1-; Mác 15:1-; Gn 18:2938; 19:1-; Lu 23:1-; Cv 3:13; 4:27; 13:28; ITi 6:13). Phi-la-tô làm gương xấu rõ rệt cho những người coi thường điều lương tâm bảo là phải, mà không chịu làm ngay những việc rõ ràng của bổn phận. Vì sợ người, sợ dân Do-thái tố cáo, sợ làm mất lòng hoàng đế, và sợ mình phải mất chức quyền (Gn 19:12), những lý do ấy xui giục ông xử tử một Đấng mình biết rõ là vô tội và muốn tha. Cũng vì ông lưỡng lự và làm những sự không xứng đáng để đẹp lòng dân Do-thái, nên họ kêu la càng hơn. Chỉ còn có cách là kiên quyết làm theo lương tâm mới có thể cứu ông khỏi sự bất công mà mang tiếng đời đời. Sự nhận biết của ông về lẽ công bình, lòng thương xót, và sự cảm động khi nhìn Đấng Thánh chịu đau thương đều phải nhường chỗ cho sự ích kỷ, chánh sách quỉ quyệt và sự vô tín đáng khinh chê. Phi-la-tô mắc tội đã hẳn, song thầy tế lễ cả lại mắc tội nặng hơn. Thầy tế lễ cả tuy có sự sáng và trí hiểu biết Thiên Chúa, vậy mà sai nộp Chúa Jêsus cho Phi-la-tô! (Gn 19:11). Việc cuối cùng chép về ông trong Kinh Thánh là ông cắt lính canh mộ Chúa Jêsus (Mt 27:6266).

Khi Chúa chết rồi, Phi-la-tô vì việc khác, bị người ta tố cáo, phải đến La-mã để chịu phán xét. Sử gia Josèphe có viết rằng: “ Phi-la-tô vì gặp nhiều sự không may thì thất vọng, rồi tự sát”. Có kẻ bảo ông bị giết chết. xem bài Philato. Trích lược J.Macarney Wilson.

Chim én Tổng hợp Các nguồn ( Nhu liệu Thánh Kinh, Thư viện Trực tuyến Tháp canh )

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời