Chia Sẻ Lời Chúa

Chúa Nhật Thường Niên 2 (A): Ánh Sáng Muôn Dân

Trong những ngày này, nếu chúng ta đi viếng thăm một nhà thờ công giáo, chúng ta có thể rất ngạc nhiên. Trong nhiều thánh đường, chúng ta không thấy một vết tích nào nữa của mùa Giáng Sinh. Các giáo xứ đó đã bước sang mùa Thường Niên. Còn ở nhiều giáo hội địa phương khác, các vật trang trí mùa Giáng Sinh như hang đá, cây Giáng Sinh, đèn Giáng Sinh, v.v. vẫn đang còn nằm trong nhà thờ cho đến ngày 02 tháng 02, tức là cho đến ngày lễ “Đức Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh”.

Một phía thì sống theo lịch phụng vụ hiện tại, tức là mùa Giáng Sinh chấm dứt vào Chúa Nhật “Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa”. Còn phía khác sống theo lịch phụng vụ trong quá khứ. Có thể phía này chỉ sống có tính chất kinh tế hơn: Họ nghĩ rằng, trong thời gian này, không có những vật trang trí nào đẹp và rẽ hơn nữa như những đồ vật trang trí đang có trong nhà thờ.

Những bài đọc trong thánh lễ cũng chưa bước hẳn sang mùa Thường Niên của lịch phụng vụ, vẫn còn đề cập đến đề tài “ánh sáng”. Bài đọc một vào Chúa Nhật Thường Niên 2 trích phần hai của “Bài ca người Tôi Trung” của tiên tri I-sai-a và gọi Ít-ra-en là “Ánh sáng muôn dân”. Với lời nói đó, chúng ta được hiểu rằng không chỉ dân Ít-ra-en được Thiên Chúa chọn một mình thôi. Trái lại, tiên tri I-sai-a có quan niệm rằng, Thiên Chúa muốn dùng Ít-ra-en để biểu lộ vinh quang của Ngài. Dân Do Thái phải nên phục vụ Thiên Chúa.

Sau kinh nghiệm thảm nạn trong thời kỳ sống lưu đày ở Ba-by-lon của dân Do Thái, Thiên Chúa phán: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Gia-cóp, để dẫn đưa các người Ít-ra-en sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt người làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất” (Is 49,6). Với lời phán này, Thiên Chúa không đóng hẹp tình thương của Ngài, nhưng mở rộng ơn cứu độ cho mọi người, tức là vừa cho dân Do Thái vừa cho những người sống ngoài đất hứa.

Khi nghe bài đọc Cựu Ước này trong một thánh lễ Misa, chúng ra hiểu ra rằng, “Ánh sáng muôn dân” chính là Chúa Giêsu Kitô. Chính Ngài là Đấng để phục hồi Ít-ra-en.

Khi đọc trong Tân Ước, bắt đầu từ những dụ ngôn của Chúa Giêsu, chúng ta cảm nhận rằng, Ngài luôn tìm cách mở rộng cánh cửa để tất cả mọi người có thể bước vào vườn ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Trong thời kỳ Chúa Giêsu cũng có những môn đệ của Ngài và hiện tại, chúng ta cũng phát hiện ra những xu hướng khép kín cánh cửa bước vào vườn hoa thiêng liêng, vườn nho tươi mát, mảnh đất tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Lúc còn sống, Chúa Giêsu luôn tìm cách thu hút các địch thủ luôn chê bai và từ chối Ngài. Chúa Giêsu cũng chỉ cho các môn đệ biết giới hạn của họ, vì họ luôn thách đấu Ngài cho lửa rơi từ trời xuống để tiêu diệt những ai có quan niệm khác họ, hoặc họ phòng thủ quan niệm của mình với những hành động bạo lực.

Đến hôm nay, Giáo Hội Công Giáo cố chấp về sự phản bội Chúa Giêsu trong khi sống tự phụ, tự đưa mình lên cao hơn hết, hoặc bỏ rơi những người có khuynh hướng khác. Ngược lại, Công Đông Vaticanô II (1962-1965) nhấn mạnh sự liên thuộc phân hạng của các tôn giáo khác với Hội Thánh ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Không phải sự eo hẹp, nhưng sự mênh mông chính là nhãn hiệu của Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô. Đó cũng đã và đang là nguyên nhân cho những hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo. Trong Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội sau Công Đồng Vaticanô II, “Ad Gentes”, các Nghị Phụ đã khẳng định rằng: “Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo, vì chính Giáo Hội bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần theo Ý Định của Thiên Chúa Cha” (Ad Gentes 1,2). Thiên Chúa “muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý. Thực vậy chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, một trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, là con người Giêsu Kitô, Đấng đã tự hiến để cứu chuộc mọi người” (1 Tm 2,4-6), “và sự cứu rỗi không ở trong một người nào khác” (CvTđ 4,12)” (Ad Gentes 1,7).

Sự đòi hỏi này không ngăn chặn, nhưng tôn trọng thách đấu những tôn giáo khác. Sự việc này chẳng những được tỏ bày qua các cuộc gặp gỡ giữa những vị lãnh đạo các tôn giáo; thí dụ qua hai buổi cầu nguyện cho hoà bình thế giới ở thành phố Assisi vào năm 1986 và 2002, qua lời mời gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Hiện nay có những cuộc thảo luận thường xuyên giữa các tôn giáo với sự tin tưởng chắc chắn rằng, tất cả mọi thành viên tham dự đều đi tìm ơn cứu độ và chân lý, mỗi tôn giáo và phái giáo làm theo cách của mình dưới ánh sáng của truyền thống riêng.

Đối với chúng ta, Giáo Hội là hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, Giáo Hội không ngừng hoạt động truyền giáo, từ Đức Thánh Cha cho đến một người tín hữu nhỏ bé nhất. Ai cũng có thể thực hiện được điều này: trong gia đình, trong giáo xứ, ngoài xã hội, nơi làm việc, khắp mọi nơi chúng ta đang sống và sinh hoạt. Truyền giáo không chỉ có nghĩa là hướng dẫn hoặc đưa một người ngoài đạo mình đến với Chúa và Giáo Hội qua bí tích Rửa Tội. Truyền giáo có nghĩa là sống dưới ánh sáng đức tin và Phúc Âm của Chúa Giêsu: Chúng ta nên bắt đầu tự truyền giáo cho mình bằng cách sống công bằng, thương yêu mọi người, giúp đỡ người nghèo khổ về vật chất và tinh thần, tránh khỏi sự dữ, biết phân biệt giữa sự thiện và sự ác, biết chống đối các hệ thống và thể chế độc tài xấu xa và phi nhân thiện trong xã hội mình đang sống. Quan trọng hơn mọi điều: Chúng ta không ngừng cầu nguyện, nhất là cho Giáo Hội và thế giới hiện tại. Chúng ta là người Kitô hữu, có nghĩa là những người được khuân vác Chúa Giêsu Kitô trong lòng mình. Chúng ta hãy luôn hãnh diện về điều này.

Nói tóm tắt: Chúng ta luôn phải noi gương sống dưới ánh sáng những lời nói và thực hành của Chúa Giêsu Kitô.

Lm. Gioan Đặng Xuân Hải

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời