Lịch sử Bình Giả

3 Giáo Xứ BÌNH GIẢ Vinh Hà – Vinh Châu – Vinh Trung

 

3 Giáo Xứ BÌNH GIẢ

 

Vinh Hà — Vinh Châu — Vinh
Trung

 

Lời BBT:

 

Kính thưa quý Cha,
quý Tu sĩ, quý Ông bà và ACE Bình Giả,
Vẫn biết bài tóm lược 3 xứ Vinh Hà, Vinh Châu và Vinh Trung được trích từ
trang web: Viet Catholic trong đề mục Giáo phận Xuân Lộc, đang còn thiếu sót về
tư liệu cũng như số liệu, về bối cảnh lịch sử va cập nhật hóa. Sở dĩ BBT
đăng lên đây là mong tất cả cùng góp ý xây dựng hoặc viết bài cũng như cung cấp
hình ảnh (kể cả lịch sử cuả từng họ đạo, vì mỗi họ đạo, mỗi nhóm có thể có các
hoàn cảnh cũng như bôí cảnh di cư khác nhau) ngõ hầu chúng ta có thể hoàn thành
bộ: Lịch sử di cư và thành lập trại định cư Bình Giả (để phối hợp với cuốn Binh
Giả quê Hai cuả tác giả Đình Quang)

 


 

Vinh Hà

 

Địa dư: Giáo xứ Vinh Hà thuộc ấp Vinh Hà –
Xã Bình Giả – Huyện Châu Đức – Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Diện tích: 8.5 km2, Đông giáp Giáo xứ Vinh Châu, Tây giáp Giáo họ Ngãi
Giao, Nam giáp Xã Đá Bạc, Bắc giáp Giáo xứ Quảng Thành
Dân số: 3887 giáo dân, chia ra 05 giáo họ: An Hà, Phi Lộc, Vĩnh
Hòa, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước

 


Các linh mục Chánh xứ:
Từ 1955 – 1971: Phêrô Nguyễn Văn Kiều
Từ 1971 – 1975: Phêrô Trần Quang Minh
Từ 1975 – 1994: Phêrô Ngô Kỷ
Từ 1994 – 2001: Gioan Baotixita Nguyễn Văn Bộ
Từ 2001: Phaolo Bùi Đức Kỳ

 

Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1955 khoảng 1300 giáo dân gốc Nghệ An và Hà Tĩnh gộp lại từ trên 30 giáo xứ
mà đa số là người Hà Tĩnh (chính vì thế mới có tên là giáo xứ Vinh Hà – địa phận
Vinh Hà Tĩnh) đến vùng núi hoang vu là giáo xứ Vinh Hà hiện nay lập nghiệp. Năm
sau (1956) giáo dân dựng một nhà thờ bằng gỗ, vách ván, mái tôn để làm nơi cử
hành các nghi thức đạo. Đất đai trù phú thích hợp cho việc phát triển nông
nghiệp nên dân chúng dần dần ổn định cuộc sống. Ngày nay, ngoài canh tác hoa
màu, một số ngành nghề khác cũng phát triển như dịch vụ, tiểu thương, công
nghiệp, buôn bán, công nhân, viên chức. Điểm nổi bật nhất ở đây là ngành
giáo dục (ở 2 cấp: Mẫu giáo và tiểu học) hầu hết là giáo viên trong giáo xứ và
giáo xứ bạn trực tiếp giảng dạy.

 

Các cơ sở và sinh hoạt của giáo xứ:
Năm 1956 làm nhà thờ bằng gỗ, mái tôn
Năm 1969 xây lại tường gạch, mái tôn và khánh thành năm 1973.
Ngày 06 tháng 02 năm 2001 Đức Giám mục phụ tá Tôma Nguyễn Văn Trâm đặt viên đá
đầu tiên xây dựng lại ngôi thánh đường với diện tích 20m x 49,5m (990m2).
Ngoài ra trong giáo xứ còn có 3 nhà nguyện của 3 họ: An Hà, Phi Lộc, Vĩnh Lộc.
Tháp chuông đã được xây dựng kiên cố từ 1973.
Nhà giáo lý 04 phòng xây dựng nhà cấp 4; 03 phòng làm tạm bằng cây lá.
Nhà hội quán 126m2 (xây dựng năm 1978).
Nhà xứ xây dựng kiên cố 300m2 vào năm 1994.

 

Sinh hoạt trong giáo xứ:
Cùng hoạt động trong mọi sinh hoạt của giáo xứ có cộng đoàn Nữ tu Dòng Chúa Quan
Phòng (04 nữ tu).
Ngoài các việc bác ái như thăm viếng bệnh nhân, người già yếu neo đơn, giáo xứ
cũng đẩy mạnh việc khuyến học bằng cách khen thưởng và giúp đỡ những học sinh có
hoàn cảnh khó khăn. Riêng các em học sinh con em dân tộc thiểu số được giúp đỡ
đủ điều kiện để đến lớp và được trao quà hàng năm. Đặc biệt những em theo học
đại học nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn giáo xứ tìm nguồn tài trợ để giúp hoàn
tất chương trình đại học. Về ơn gọi giáo xứ đã có 13 linh mục, 05 chủng sinh, 24
tu sĩ (05 nam, 19 nữ)

 

Dự án phát triển giáo xứ trong tương lai:
Xây dựng tháp chuông theo mô hình đã dự kiến.
Tu sửa và xây dựng các phòng học giáo lý.

 


 

Vinh Châu

 

Địa dư: Giáo xứ Vinh Châu thuộc ấp Vinh
Châu – Xã Bình Giả – Huyện Châu Đức – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Diện tích: khoảng 15 km2. Đông giáp Giáo xứ Vinh Trung, Tây giáp
Giáo xứ Vinh Hà, Nam giáp Xã Đá Bạc,
Bắc giáp Xã Quảng Thành.
Dân số: 5.543 giáo dân, chia ra 6 giáo họ: Xuân Phong, Nghi Lộc, Phú
Linh, Đông Uyên, Gia Hoà, Văn Yên.

 

Nhà Thờ Vinh Châu
Các linh mục Chánh xứ:
Từ 1955 – 1975: Antôn Đoàn Duy Đông
Từ 1975 – 1975: Gioan Baotixita Nguyễn Đình Luận
Từ 1975 – 1993: Đaminh Nguyễn Xuân Bá
Từ 1993 – 1994: Phêrô Đậu Văn Minh
Từ 1994: Phêrô Ngô Kỷ
Các linh mục phó xứ:
Từ 1957 – 1958: Giacôbê Lê Đức Trung
Từ 1966 – 1967: Phêrô Trần Đình Trọng
Từ 1976 – 1990: Phêrô Nguyễn Tín
Từ 1991 – 1993: Phêrô Đậu Văn Minh

 

Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1955 khoảng 2.300 người đa số là giáo dân hạt Đông Tháp, huyện Diễn Châu,
Tỉnh Nghệ An gồm các xứ: Vĩnh Hòa, Phi Lộc, Đông Phú, Yên Hóa, Phú Linh, Nghi
Lộc, Cẩm Trường và Xuân Phong đến vùng rừng là xứ Vinh Châu ngày nay để lập
nghiệp (Vinh: giáo phận Vinh; Châu: huyện Diễn Châu). Lúc đầu, nhà thờ được dựng
tạm bằng lều bạt, sau đó ít lâu, ngôi Thánh đường bằng gỗ được dựng lên. Vào năm
1957, ngôi Thánh đường được nới rộng 14 gian, dài 53m x 12m. Đồng thời năm
1957, giáo xứ xây dựng 02 trường học: Trường Trung học Tấn Đức gồm 04 phòng học
và 01 văn phòng; trường Tiểu học gồm 04 phòng học và 01 văn phòng (sau 1975, nhà
nước đã dùng 02 ngôi trường này để dạy học). Để thuận lợi cho công việc
mục vụ, năm 1986 Đức cố Giám Mục Đaminh Nguyễn Văn Lãng đã chia lại giáo xứ: họ
Phi Lộc, Vĩnh Hòa về xứ Vinh Hà và họ Gia Hòa, Văn Yên thuộc Vinh Hà về xứ Vinh
Châu. Giữa rừng thiêng nước độc, giáo dân Vinh Châu cùng với giáo dân hai
xứ bạn: Vinh Hà và Vinh Trung đã ra sức khai phá rừng hoang lập nghiệp. Trải qua
năm tháng đầy gian lao đã hình thành khu dân cư trù phú như ngày nay.

 

Các cơ sở và sinh hoạt của giáo xứ:
– Nhà thờ: Nhà thờ giáo xứ được khởi công năm 1992, xây dựng bằng vật liệu kiên
cố, với kích thước 68m x 30m (tính luôn phần hiên hai bên), cao 21m. Tháp chuông
cao 33,5 m khởi công năm 1995. Nhà thờ và tháp chuông cùng hoàn thành năm 1996.
– Nhà nguyện: có 6 nhà nguyện của 6 họ trong xứ
– Nhà xứ: Một ngôi nhà 5 gian được xây dựng năm 1978; một ngôi nhà 04 gian được
xây dựng năm 1981. Tất cả đều bán kiên cố và đã xuống cấp.
– Tượng đài: Một tượng đài Đức Mẹ Fatima tại trung tâm xứ Vinh Châu, xây dựng
vào năm 1968. Tại đồi họ Gia Hòa có một tượng đài Đức Mẹ Fatima xây dựng năm
1957; một tượng đài Kitô Vua xây dựng năm 1990.
– Sinh hoạt: Trong suốt 46 năm hình thành và phát triển, giáo xứ Vinh Châu đã
trưởng thành trong Đức tin.
– Sinh hoạt các giới và các hội đoàn: việc đọc Kinh Thánh hàng tuần để sống đạo
đang trên đà phát triển. Hàng năm, Cha Chánh xứ dạy tìm hiểu Cựu và Tân ước cho
các lớp Giáo lý viên.
– Bác ái xã hội: Ban bác ái xã hội của giáo xứ làm việc tích cực với linh mục
chánh xứ nhằm giúp cho các gia đình dân tộc Choro ở làng Ruộng Tre và các gia
đình người Kinh khó khăn trong giáo xứ nuôi bò để tạo vốn cho họ làm ăn(xóa đói
giảm nghèo). Cách chăn nuôi bò: mua bò mẹ, giao cho các gia đình thuộc diện khó
khăn nuôi. Khi bò mẹ đẻ con được một năm thì cho nhà nuôi con bò con ấy, rồi đưa
bò mẹ cho gia đình khác nuôi. Cứ tuần tự như thế, từ năm 1996 đến nay đã có 32
gia đình được 32 con bò làm vốn sinh lợi. Làm 2 hệ thống ống cống và sửa đường
vào Ruộng Tre, nơi định cư của người Choro. Tổ chức đội banh cho thanh niên dân
tộc ở Cồn Rang (cho giải thưởng, quần áo, tổ chức thi đấu).
– Ngoài những mái nhà tình thương, giáo xứ còn phát thưởng giúp học phí cho các
học sinh nghèo vượt khó trong học tập; mua 06 xe đạp cho các giáo viên dạy Giáo
lý và phổ thông ở Ruộng Tre. Từ năm 1995 đến nay, giáo xứ đã giúp việc xã hội và
giáo dục với số tiền là 126.844.600 đồng. Thỉnh thoảng giáo xứ nhờ các y bác sĩ
về khám bệnh và phát thuốc miễn phí.
– Công việc xã hội – bác ái và giáo dục: đã thu hút được anh em dân tộc cũng như
người Kinh xin đi học giáo lý Công giáo: từ năm 1995 đến nay có 159 người Choro
ở Ruộng Tre và 68 người Kinh trở lại.
– Về ơn gọi: Giáo xứ đã có 17 Linh mục; 06 Chủng sinh; 26 tu sĩ (05 nam, 21 nữ).

 

Dự án phát triển giáo xứ trong tương lai:
Đẩy mạnh công việc bác ái xã hội và khuyến học, đồng thời ý thức, đào tạo giáo
dân biết sống và giới thiệu Tin Mừng cho đồng bào dân tộc và anh em lương dân
theo đường hướng của Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu. Xây nhà xứ, công viên, nhà
giáo lý. Mua đất ở Ruộng Tre để làm nhà nguyện cho anh em dân tộc.

 


 

Vinh Trung

 

Địa dư: Giáo xứ Vinh Trung tọa lạc tại Xã
Bình Trung – Huyện Châu Đức – Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

 

Diện tích: 12 km2. Đông giáp Giáo xứ
Xuân Sơn, Tây giáp Giáo xứ Vinh Châu, Nam giáp Xã Đá Bạc, Bắc giáp Giáo xứ Quảng
Thành
Dân số: 4859 giáo dân, chia ra 9 giáo họ: Quan Lãng, Vô Nhiễm, Quy Hậu,
Ngọc Sơn, Nhân Hòa, La Nham, Xuân Mỹ, Bình Thuận, Yên Đại.

 


Các Linh mục Chánh xứ
Từ 1955 – 1959: Phêrô Trần Thanh Cần
Từ 1959 – 1962: Phaolô Đỗ Cao Kiên
Từ 1962 – 1963: Đaminh Đặng Đình Tân
Từ 1963 – 1967: Phanxicô Xaviê Đinh Quốc Thụy
Từ 1967 – 1985: Phêrô Trần Đình Trọng
Từ 1985 – 1995: Phêrô Nguyễn Viết Bình
Từ 1996 – 2004: Giuse Khuất Đăng Tích
LM Giuse Khuất Đăng Tích đã về với Chuá ngày 15 tháng
10 năm 2004.
Hiện nay giáo xứ Vinh Trung chờ bài sai của Đức cha giáo phận phân bổ
cha mới.

 

Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1955 giáo dân thuộc Giáo phận Vinh gồm các xứ gần trung tâm Xã Đoài như Quan
Lãng, Sơn La, Quy Hậu, Ngọc Long, Nhân Hòa, La Nham, Xuân Mỹ, Bình Thuận và Yên
Đại với số giáo dân ban đầu là 1662 người đã đến lập nghiệp tại Bình Giả. Từ
buổi sơ khai nhà thờ được dựng bằng gỗ và Đức Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền
làm phép năm 1957. Trước đó, năm 1956 nhà xứ cũng đã được dựng bằng gỗ, mái tôn
vách bưng ván. Người dân Vinh Trung sống chủ yếu bằng nghề nông. Qua 45 năm,
Giáo xứ Vinh Trung ngày nay đã phát triển cả về đời sống kinh tế, văn hóa lẫn
đời sống tôn giáo.

 

Các cơ sở và sinh hoạt của giáo xứ:
Nhà thờ có kích thước 18m x 52m xây gạch, kèo sắt, mái lợp tôn, cột bê-tông
khánh thành ngày 10 tháng 04 năm 1988. Bàn thờ thánh hiến ngày 23 tháng 01
năm 1989.
Nhà xứ: 01 phòng khách và 04 phòng dùng cho Cha xứ, Cha khách.
Năm 1984 xây thêm một phòng tập hát và một nhà kho. Năm 1996, sửa lại mặt tiền
và tháp chuông, xây thêm phòng họp và nhà bếp.
Giáo xứ Vinh Trung ngày nay đang trên đà phát triển về mọi mặt. Phụ giúp Cha xứ
trong việc truyền giáo có gia đình cầu nguyện và các giới. Hàng năm vào những
dịp lễ tết giáo xứ tổ chức thăm viếng những gia đình khó khăn bằng các phần quà
gồm cả hiện vật và hiện kim. Ngoài ra, giáo xứ cũng đã thực hiện được một căn
nhà tình thương.
Ơn gọi trong Giáo xứ: có 02 linh mục và hiện đang có 15 tu sĩ (04 nam và 11 nữ).
Hiện tại đã có cộng đoàn Mến Thánh Giá Huế (03 nữ tu) giúp giáo xứ trong
việc dạy giáo lý.

 

Dự án phát triển giáo xứ trong tương lai:
Chỉnh trang nghĩa địa
Làm đường trải nhựa quanh nhà thờ và nghĩa trang.

 

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời