Bài Vở Cũ Thiếu nhi

ChuongTrinhHuanLuyen Bai 06

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

HUYNH TRƯỞNG THIẾU NHI THÁNH THỂ


BÀI 6 : PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÔNG VIỆC TRONG ĐOÀN THỂ

I/ ĐỊNH NGHĨA:

Phương pháp tổ chức là phương pháp giúp cho ta thực hiện được công việc đó cách dễ dàng, giảm thời gian, giảm sức lao động và đưa đến đạt hiệu quả cao.

II/ NGUYÊN TẮC:

A- CHUẨN BỊ:

1/ Lập chương trình

a) Soạn thảo chương trình: Thiết lập lên một chương trình hành động, chương trình được soạn thảo trong óc.

  • Thường thì một nhóm người đứng ra tổ chức (BĐH) . Nhưng nếu để cho một người sáng suốt, có quyết tâm lãnh đạo và cần có những cộng sự viên đắc lực, để có những lý do có lợi cho đoàn.
  • Tập trung vô một vấn đề (bá nhân, bá tánh).
  • Khách quan.

b) Thảo luận: Dân chủ hóa

  • Phải tạo một không khí dân chủ để lấy ý kiến chung
  • Kiểm lại những sai sót trong chương trình
  • Rút ra những cái yếu và dư thừa.
  • Nhất trí của tập thể

    • Đánh ngã những thất tín => Tự mình không tin mình
    • Đưa đến sự thành tín.

  • Đưa ra tập thể, xé nhỏ các vấn đề ra

    • Đánh ngay vào chỗ yếu, loại trừ ý kiến cá nhân đưa chung vào ý kiến tập thể.

  • Dân chủ hóa: rà lại để thấy cái sai sót, loại bỏ dư thừa đưa đến vấn đề hợp lý.

2/ Dự trù khó khăn: Khắc phục

Người lãnh đạo phải tiên đoán những:

  • Quyết tâm không đồng đều.
  • Thời gian.
  • Phương tiện

Giải quyết các khó khăn:

  • Vận động từng nhóm nhỏ để thống nhât.
  • Đốc thúc các cấp. Dùng kỷ luật, đốc thúc từng đơn vị một.
  • Tìm đủ mọi cách kiếm cho ra phương tiện ( đừng đặt nó vào vấn đề quan trọng ).
  • Tính thi đua: giúp các em hăng hái

3/Phân bố (phân nhiệm)

a) Vật liệu: Tự lo và tự quản
( từ trên xuống dưới cùng chung một công việc)

  • Phải nghiêm minh để tránh thiếu công bình.

b) Nhân sự:

  • Tìm người giao việc.
  • Tìm việc hợp người.
  • Biết cách sắp xếp, cần có người phụ tá (nếu dư người).
  • Xếp đúng chức năng. Nếu thiếu người, ta xếp người nào đó 2 việc nhưng không lấn át vào thời gian làm việc của họ.

4/ Vận động:

Từ thảo luận =======> đến thực hiện

  • Khoảng giữa đó là thời gian vận động.
  • Vận động đúng lúc, đừng lặp lại nhiều lần.

B- THỰC HIỆN :

1/ Huy động:

  • Tập trung.
  • Đạt quân số cao.
  • Đúng thời gian.
  • Lời huy động đừng để nhàm chán

2/ Kiểm tra và theo dõi:

Không phải là lăng xăng, làm bằng tay chân, nhưng sẽ làm bằng mắt và chân. Đó là :“ Thấy tận mắt, bắt tận tay, vẽ bày từng tí”.
( người theo dõi phải biết sửa sai và khuyến khích)

C- TỔNG KẾT:

  • Sau các buổi họp, rút ưu khuyết điểm, lấy kinh nghiệm cho lần sau.
  • Khen thưởng khi đúng, sửa phạt khi sai. Nghiêm minh
  • Khi tổ chức công việc, kết quả thu lượm được là nhờ tập thể

KẾT LUẬN:

Cần nhất là thời gian chuẩn bị, còn thời gian thực hiện của chúng ta rất ít. Vì vậy, Pascal có nói : “Khi chúng ta chuẩn bị xong là chúng ta đã thực hiện được một nửa

— o0o —

Mục Lục | Bài Kế Tiếp

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời