Bài Vở Cũ Thiếu nhi

ChuongTrinhHuanLuyen Bai 07

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

HUYNH TRƯỞNG THIẾU NHI THÁNH THỂ


BÀI 7 : KHEN THƯỞNG VÀ SỬA PHẠT

I/ MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU :

  • Giúp trẻ và giáo dục trẻ trở thành một người có ích cho Giáo Hội và cho xã hội.
  • Nắm rõ đúng trường hợp mà sử dụng, nơi chốn và thời gian.
  • Người Trưởng phải có một sự cương quyết và quyết định rõ ràng.

II/ PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC:

1- Khen thưởng:

  • Lời khen: nên dùng thường xuyên sau giờ sinh hoạt, lao động, học tập.
  • Vỗ tay khen: nên dùng cho một tập thể.
  • Giấy khen: Có định kỳ và rõ ràng.
  • Quà khen: Nên chọn những tặng vật có ý nghĩa và thực tế với sinh hoạt của trẻ.
  • Chức vụ: Giúp trẻ biết xự tiến bộ của mình và giúp trẻ phát huy đặc tính của trẻ.

2- Sửa phạt:

  • Nhắc nhở riêng: tỏ sự quan tâm và hoàn toàn thương yêu.
  • Cảnh cáo trước tập thể: Bảo với trẻ sửa cái xấu và khuyến khích lòng thiện chí
  • Sửa phạt: Giúp trẻ biết cái sai, biết sống nề nếp và có tổ chức.

III/ PHƯƠNG PHÁP:

1- Khen thưởng:

  • Khi khen thưởng người hướng dẫn cần bộc lộ qua cử chỉ, ánh mắt, nụ cười và một niềm vui, một sự hài lòng đối với trẻ được khen thưởng
  • Nên khen thưởng trong bầu không khí trang nghiêm và vui tươi để trẻ được hãnh diện và để khuyến khích những trẻ khác.
  • Không nên đặt nặng vào quà thưởng vật chất, mà cần cho trẻ thấy chúng được khen thưởng trong vòng yêu thương.
  • Sau khi khen thưởng, nên khích lệ tinh thần ganh đua giữa các trẻ, kể cả những trẻ kém nhất, đừng để trẻ ganh tị.

2- Sửa phạt:

Sửa phạt không phải là trừng trị, không phải là đổ những cơn nóng lên đầu trẻ. Nhưng sửa phạt là nhắc nhớ lỗi của trẻ. Sửa trẻ khi trẻ quá đáng để trẻ hiểu và cố gắng sửa đổi. Khi phạt , ta còn cần nắm những điểm sau:

  • Trẻ đã phạm lỗi nhiều lần.
  • Nêu rõ lý do phạt và nơi trẻ phạm lỗi
  • Tác phong và lời nói lúc phạt trẻ phải hoàn toàn nghiêm túc, cần gương mẫu trước khi phạt trẻ.

Vài điều cần tránh lúc phạt trẻ:

  • Khi trẻ đã hiểu rõ lỗi của mình và tỏ vẻ thiện chí, ta nên nhắc nhớ nhẹ nhàng nhưng cương quyết với trẻ.
  • Thái độ lúc phạt trẻ không nóng nảy, vội vã. Nêu rõ lỗi trẻ trước và tỏ sự đau khổ khi phạt.
  • Không nặng tay khi phạt trẻ, đừng để trẻ sợ và mang ấn tượng về sự hung dữ.
  • Dù có lỗi, nhưng cần giữ thể diện trẻ trước đám đông. Không nhục mạ, nói nặng.
  • Tránh cách phạt khi không có lý do
  • Tránh phạt trẻ nhiều lần, cần phải khuyến khích và lôi cuốn thiện chí của trẻ bằng cách: nói đúng tâm lý và tỏ sự thương yêu

IV/ NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT
KHI KHEN THƯỞNG VÀ SỬA PHẠT

  • Phải hoàn toàn công bình khi khen thưởng và sửa phạt.
  • Phải cương quyết và dứt khoát nhưng rộng lượng và thương yêu lúc sửa phạt.
  • Vui vẻ, cởi mở gây ý thức chung lúc khen thưởng.
  • Khen thưởng và sửa phạt phải có tổ chức bàn hỏi ý kiến chung
  • Khi định phạt mà còn nghi ngờ thì đừng phạt
  • Khi muốn thưởng mà còn nghi ngờ thì cứ thưởng.

— o0o —

Mục Lục | Bài Kế Tiếp

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời