Bài Vở Cũ Thiếu nhi

GDNB Bai1 ChaoHoi ChimEnST

Giáo Dục Nhân Bản

Bài 1 : Chào Hỏi

1 –  Khái niệm:
– Chào hỏi là biểu lộ sự kính trọng, thân thiện, quen biết nhau.
– Nó còn là phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm nữa. Khi chào người khác, ta nên kèm theo nụ cười niềm nở, thân thiện.
– Người dưới gặp người trên mà không chào hỏi, là người thiếu lễ độ.
– Người trên không đáp lời chào của người dưới, thường bị mang tiếng là hách dịch, khinh người.

2- Cách chào hỏi:
Đối với bất cứ người nào ta quen biết, ta cũng có thể cất tiếng chào hoặc thể hiển một cử chỉ xã giao lịch sử như tươi cười, cúi đầu chào, giơ tay chào, bắt tay…
– Với người lớn, ta phải chào một cách kính cẩn, lễ phép. Nếu đang đội mũ nón ( bỏ mũ ) ra khỏi đầu, rồi mới khoanh tay, cúi đầu và nói lời chào,
Vì dụ : Cháu chào bác, con chào cha, em chào thầy, em chào cô…
– Gặp người ngang hàng, cùng trang lứa, ta chỉ cần tươi cười cúi đầu, giơ tay chào hoặc bắt tay, hay nói lời chào là đủ.
–  Ví dụ : Chào bạn, chào A, chào B.
Tươi cười và bắt tay với bạn A, B.
Lưu ý : Đi xin phép , về chào hỏi

  • Trước khi đi học, ta phải lễ phép chào ông, chào bà, chào ba mẹ, chào anh chị…

–   Ví dụ : “thưa…..con đi học”

  • Khi đi học về, ta cũng thưa như vậy .
    • Ví dụ : “ thưa…. Con đi học về”

  • Ở lớp học : khi thầy cô giáo hay quý khách vào lớp, học sinh phải đứng dậy, hai tay để xuôi, và khi có hiệu được ngồi, ta mới được ngồi.
  • Ở nhà đang ngồi, nếu có khách tới, em nhớ đứng dậy, cúi đầu chào.
    • VD : con chào bác, con chào ông, con chào bà…

3- Tâm tình:

1- Ăn nói ngọt ngào
Nói chào lễ phép
Lời hay ý đẹp
Dễ thương làm sao.
2 – Khi gặp người quen
Đừng quên chào hỏi
Khi cha mẹ gọi
Hãy trả lời ngay.
3- Miệng con đã rước Chúa vào
Nói năng lễ phép, hỏi chào dễ thương

(Trích  “CHIA SẺ NHÂN BẢN” Của Đaminh Saviô)

Đón đọc bài 2 kỳ tới: Cách Bắt Tay

Chim én (sưu tầm)

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời