Lịch sử Bình Giả

Giới Thiệu Nhân Vật- Cha Khải | An Châu Lộc

 

Giới Thiệu Nhân
Vật

 

Nhắc đến phong trào di cư năm 1955, chúng ta phải kể tới linh mục Phêrô
Nguyễn Viết Khai, người có công lớn trong việc giúp đồng bào. Nghệ Tĩnh
Bình sớm ổn định việc định canh, định cư.

 

Cha Khai quê gốc Lưu Mỹ, (Kẻ Trù) xứ đạo có từ lâu đời, xếp thứ năm trong 21
xứ được nói đến trong bản phúc trình Tòa Thánh ngày 13.2.1853 của Ðức cha Ngô
Gia Hậu, GM giáo phận Vinh thời đó.

 

Do tính tình năng nổ, nhiệt thành, tháo vát và can đảm, nên được cha chính
Trương Cao Khẩn giới thiệu làm đại diện cho các cha Vinh trong Ủy Ban Hộ Trợ
Ðịnh Cư công giáo, do ÐGM Phêrô Phạm Ngọc Chi làm chủ tich, UB nầy đã giúp
Phủ Tổng ủy di cư lo việc định cư cho đồng bào.

 

Ngài là cầu nối giữa Phủ Tổng ủy, UB Hộ Trợ định cư và các Lm giám đốc các
trại để lo việc ăn ở lương thực, thuốc men, cung cấp vật dụng làm nhà, cấp phát
dụng cụ canh tác cho đồng bào. Xây dựng các cơ sở công cộng như Thánh
đường, trường học, chợ búa và các công trình phúc lợi như giếng nước, đường đi,
trạm y tế…

 

Mặt khác phải liên hệ với chính quyền tỉnh, quận địa phương về vấn đề đất đai
để ở và đất canh tác cho đồng bào. Cụ thể như vụ Bình giả đầu năm 1956 bị
chủ điền đuổi dân di cư và bắt giải ra tòa án với tội danh chiếm đất. Sự việc đó
đã được cha Khai triệu tập dân ta tranh đấu và gởi kiến nghị lên Trung ương, các
Bộ phủ và cố Tổng thống NÐD ra chỉ thị họ mới để yên.

 

Sau đây sơ lược tiểu sử cha Nguyễn Viết Khai.

 

– Sinh năm 1919 tại Lưu mỹ Nghệ an.
– 1933, tu học tại chủng viện Xã đoài.
– Thụ phong Lm tháng 3, 1951 (dịp 7 thầy điạ phận Vinh được cha Tổng quản gởi ra
Thanh hóa để được thụ phong linh mục. Dịp này do ÐGM Coman Hành chủ phong)
– 1951 Ngài được cử làm phó xứ Thuận Nghĩa (thời cha Pet Trần Bình An
(chánh sở)).
– 1952 Ngài bị bắt và bị giam tù tại Yên Sơn (Nghệ An) cùng lúc với
cha Nguyễn Hoàng Bá. (Thời gian ở tù Ngài rất can đảm mang gông cùm thăm
viếng, an ủi, động viên các cán bộ LÐCG bị gam giữ. Thời gian này khá đông
(1951, 1952, 1953))
– Sau Hiệp định Paris 20.7.54, Ngài được thả tự do và Di cư vào Nam.
– Ngài làm thông dịch cho Ủy Hội Quốc tế kiểm soát đình chiến (1955) đã hướng
dẫn UB này về Thanh Nghệ Tĩnh, để nhận và cứu xét đơn cho đồng bào.
– 1969 Ngài làm tuyên úy PTT (vào Dinh Độc Lập, làm lễ.)
– 1961, 1962, 1963 Ngài sáng lập và làm giám đốc trường trung học (Chính tâm)
Phan Thiết.
– 1968, 1969 Ngài ở trong ban giảng huấn phong trào công lý Hòa Bình của ÐC
Nguyễn Văn Thuận, GM Nha Trang.
– 1970, quản xứ Vinh Thanh, Bình Tuy, (đắp đê Phước Lộc – xảy ra vụ đất Chín
Chò).

 

Sau 1975:
– Ngài nghỉ hưu tại Sài Gòn, thường trú tại 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm
– Ngài mất ngày 7 tháng 5 năm 1998, tại Sài Gòn.

 

An Châu Lộc

 

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời