Lịch sử Bình Giả

Hướng Về Cội Nguồn – Đình Quang

 

Hướng Về Cội Nguồn

 

Ðình Quang

 

 

 

 

 

 

Ngồi đây tưởng nhớ quê nhà,
Tuy là khác xứ, cùng là người Vinh.
Hai lần rời bỏ quê mình
Ðầm đìa giọt lệ đăng trình gió sương.
Rời đất Bắc, khổ trăm đường (1955)
Rời Tổ quốc, bốn phương hải hồ. (sau 1975)
Ngày mai xấy dựng cơ đồ,
Hôm nay họp mặt chung tô điểm đời.
Nghệ Tĩnh đẹp lắm ai ơi.

ÐQ

 

 

 

 

 

 

Rất xúc động khi nghĩ về một vùng tuổi thơ mộng: non cao, biển rộng sông dài;
ở đó tổ tiên ta, ông bà ta đã sống , đã sinh hoạt một cách cần cù, nhẫn nại, đã
xây dựng một nét đặc trưng: đoàn kết, anh hùng, quả cảm, giàu lòng nhân ái, lưu
truyền cho con cháu trong giòng máu bất khuất của các ngài.

 

Người xưa đã nói: “ Người là Hoa của đất.” Nhìn vào lớp hậu sinh. Tổ tiên đã
mỉm cười, hài lòng với mảnh đất, “Ðịa linh, nhân kiệt.”

 

Các nhà khảo cổ học, đã phát hiện vết tích người xưa của người Việt cổ, sống
trên mảnh đất Nghệ An, Hà Tĩnh, với nền văn hóa Thần Ồm, cách nay vài vạn năm.
(Ðã khai quật và phát hiện 5 chiếc răng người hóa thạch, thuộc huyện Qùy Châu).

 

Vào những thế kỷ đầu công nguyên, Nghệ Tĩnh là một trong ba trung tâm văn
minh của người Việt cổ ở lưu vực sông Lam. Họ đều là người Kinh, tổ tiên của
chúng ta.

 

Ðịa thế và ranh giới của Nghệ Tĩnh Bình được phân bổ như sau:

 

 

Nghệ An: 16,692 km
Hà Tĩnh: 6,054
km
Quảng Bình: 8,037 km
Cộng:
30,783 km
Bắc giáp Tỉnh Thanh Hóa
Nam giáp Tỉnh Quảng Trị
Ðông giáp biển Thái Bình
Tây giáp nước Ai Lao (Lào)

 

Dân số hiện nay (2004): 4,984,000 người
Tín hữu Công giáo: 446,300 người

 

Gồm các dân tộc: Kinh. Các sắc tộc: H’mông, Thổ, Khơ Mú, Ơ Ða, Thái,
Mường, Chút.

 

Nghề nghiệp: Ða số nghề nông, nghề đánh cá, làm muối, thủ công.

 

 

Khí hậu: Nằm trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên chịu tác
động của gió mùa khu vực Ðông Nam Á rất mạnh. Lượng mưa hàng năm từ 1,500 mm đến
3,000 mm. Hơn nữa, do thế lục địa kéo dài và dốc từ trong ra ngoài biển nên hay
lụt lội đột xuất, phá hủy nhiều hoa màu ruộng đất.

 

Nhìn chung người Nghệ Tĩnh Bình cùng thừa hưởng và đôi khi chịu đựng một
thiên thời khá khắc nghiệt, hết giông bão lại đến hạn hán, chưa mưa đã úng, chưa
nắng đã hạn.

 

 

 

 

 

 

Quê tôi cực lắm anh ơi,
Ðêm thời rét lạnh, ngày thời thiếu ăn.

ÐQ

 

 

 

 

 

 

Chính vì một thiên nhiên như thế, đã tạo cho con người Nghệ Tĩnh Bình có tâm
hồn đôn hậu, chất phác, cần cù lao động, dũng cảm bất khuất, hiếu học và tài trí
thông minh.

 

Về hạt giống Ðức tin, ánh sáng Tin Mừng: được mang đến phần đất Nghệ Tĩnh
Bình, tức lãnh thổ địa phận Vinh ngày nay, có thể là rất sớm. Nói chính xác là
năm 1629, nhà truyền giáo vĩ đại Alexandre de Rhodes (Ðắc Lộ) và giáo sĩ P.
Marques ở Thăng Long, bị ép xuống thuyền, theo đường biển vào Nam để về Ma Cao.
Ðoàn tranh thủ giảng đạo tại những cửa biển thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng
Bình, như Cửa Chúa, Cửa Lò, Cửa Rùm, Cửa Sót.

 

Năm 1659, Tòa Thánh thiết lập hai giáo phận đầu tiên ở Việt Nam: Giáo phận
Ðàng Trong và giáo phận Ðàng Ngoài (phần giáo phận Vinh ngày nay thuộc giáo phận
Ðàng Ngoài).

 

Hai mươi năm sau, năm 1679, Tòa Thánh lại chia giáo phận Ðàng ngoài thành
hai, là giáo phận Ðông Ðàng Ngoài và Tây Ðàng Ngoài. Khi thiết lập hai giáo phận
đầu tiên ở Việt Nam, vùng Thanh Nghệ Tĩnh đã có nhiều cơ sở và giáo xứ do các
cha dòng Tên, các linh mục Hội thừa sai Paris và linh mục Việt Nam coi sóc.

 

Với sắc chỉ “Ex debito Pastoralis” ký ngày 27/3/1846 của Ðức Thánh Cha
Grêgôriô XVI, giáo phận Vinh ra đời, tách từ giáo phận Tây Ðàng Ngoài, gọi là
giáo phận Nam bên Bắc Kỳ.

 

Ngày 3/12/1924, tất cả các giáo phận Việt Nam đổi tên theo địa bàn hành
chánh, nơi đặt tòa Giám Mục nên địa phận Nam bên Bắc Kỳ đổi tên là giáo phận
Vĩnh (vì có dinh Vĩnh, thủ phủ của Nghệ An). Tiếng Pháp không có dấu ngã nên đọc
là Vinh. Ðức cha Hậu (Gauthier), nguyên giám mục phó Tây Ðàng Ngoài trở thành
Giám Mục tiên khởi giáo phận Vinh. Giáo phận Vinh có một thâm niên cổ kính đứng
vào hạng thứ tư trong toàn quốc, đặt dưới quyền quản trị của hội thừa sai Paris.
Lúc chia giáo phận có: 1 Giám Mục, 35 linh mục Việt Nam, 4 linh mục thừa sai, 75
thầy giảng, 69 chủng sinh, 220 nữ tu, 18 giáo xứ và 66,350 giáo dân.

 

15/8/1892, Ðức cha Trị (Louis Pineau) dâng hiến giáo phận cho Ðức Mẹ (trong
trái tim Từ Mẫu có đặt bản dâng hiến, với đầy đủ chữ ký của Ðức Giám Mục, các
linh mục, các ông trùm xứ ký tên). Năm đó, giáo phận có 1 Giám Mục, 31 linh mục
thừa sai, 72 linh mục Việt Nam, 224 thầy giảng, 16 đại chủng sinh, 200 tiểu
chủng sinh, 175 nữ tu, 88, 227 giáo dân, 56 giáo xứ, 514 giáo họ và 300 nhà thờ.

 

Dưới các thời Trịnh Nguyễn (1745), Tây Sơn (1777), Minh Mạng (1820), Thiệu
Trị (1841), Tự Ðức (1848), nhiều thừa sai, linh mục, tu sĩ và giáo dân đã bị
giết hại, các đạo quán, đạo đường bị đốt phá, triệt hạ. Người ta ước tính toàn
cõi Việt Nam có đến 130,000 Vị Tử Ðạo. Trong số 117 Thánh Tử Ðạo được tôn phong,
ngày 19/6/1988 tại Roma, dưới triều đại Giáo Hoàng Gioan Phaolo II có 6 vị được
sùng kính cách đặc biệt ở địa phận Vinh. Trong 6 vị, chỉ có 2 vị sinh quán trong
giáo phận Vinh là Thánh Vũ Ðăng Khoa và Thánh Hoàng Khanh. Tuy nhiên, tất cả 6
vị đã hoạt động mục vụ suốt đời ở Nghệ Tĩnh Bình, nên được kể như là Thánh giáo
phận Vinh:

 

 

1. Thánh Phêrô Lê Tùy, Linh Mục, bị trảm quyết (chém đầu, ngày
11/10/1833).
2. Thánh Phêrô Cao (Piere Rosa Ursula Dumonlin Borie), Giám Mục, bị hành
quyết cùng lúc với Linh Mục Vũ Ðăng Khoa và Linh Mục Nguyễn Thời Ðiểm. ÐC
Cao bị trảm quyết (chém đầu) ngày 24/11/1838.
3. Thánh Phêrô Vũ Ðăng Khoa, Linh Mục, bị xử giảo (thắt cổ), ngày
24/11/1838.
4. Thánh Vinh Sơn Nguyễn Thời Ðiểm, Linh Mục, bị xử giảo (thắt cổ), ngày
24/11/1838.
5. Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự, Thầy giảng, bị xử giảo (thắt cổ) ngày
10/7/1840.
6. Thánh Phêrô Hoàng Khanh, Linh Mục, bị trảm quyết (chém đầu) ngày
12/7/1842.

 

 

 

 

 

Gian nan thử thách đau thương
Làng trên xóm dưới tìm đường náu thân
Vua ra lệnh bắt phân thân
Chia vào dân ngoại chúng dân quản mình
Nhà cửa đập nát tan tành,
Trâu bò, sản nghiệp tan thành của ai.
Ðầu đường, xó chợ hôm mai,
Ðặt ảnh chuộc tội, bắt khai bắt thề.
Bỏ đạo thì được tha về,
Nếu không bị giết, bị lê theo giòng.
Xác người trôi nổi bến sông!

ÐQ

 

 

 

 

 

 

Nhưng trong biển lửa điêu tàn, Tổ tiên đã kiên cường giữ vững đạo Chúa, và
mỗi ngày một phát triển.

 

* Hiện nay (2004), giáo phận Vinh có 14 giáo hạt và 144 giáo xứ như sau:

 

1 – Hạt Xã Ðoài, gồm 7 xứ: Xã Ðoài, Tràng Núa, Bùi Ngọa, Bố Sơn , Kẻ Gai, Yên
Ðại, Làng Nam.
2 – Hạt Nhân Hòa, gồm 6 xứ: Nhân Hòa, Xuân Mỹ, Mỹ Yên, Mậu Lâm, Bình Thuận, La
Nham.
3 – Hạt Cửa Lò, gồm 4 xứ: Tân Lộc, Lộc Mỹ, Làng Ênh, Lập Thạch.
4 – Hạt Cầu Rầm, gồm 5 xứ: Cầu Rầm, Mỹ Dụ, Gia Hòa, Cam Lâm, Trang Cảnh.
5 – Hạt Vạn Lộc, gồm 7 xứ: Vạn Lộc, Mô Vĩnh, Quy Chính, Phù Long, Thương Nậm,
Yên Lạc, Văn Thành.
6 – Hạt Bột Ðà, gồm 7 xứ: Bột Ðà, Trung Hòa, Sơn La, Lãng Ðiền, Yên Phúc, Yên
Lĩnh, Quan Lãng.
7 – Hạt Thuận Nghĩa, gồm 12 xứ: Thuận Nghĩa, Cầm Trường, Yên Hòa, Thanh Dã, Mành
Sơn, Tân Yên , Song Ngọc, Vĩnh Yên, Ðồng Lèn, Nghĩa Thành, Cồn Cả, Phú Xuân.
8 – Hạt Ðông Tháp, gồm 11 xứ: Ðông Tháp, Nghi Lộc, Phi Lộc, Ðức Lân, Vạn Phần,
Phúc Vinh, Xuân Phong, Vĩnh Hòa, Kẻ Dừa, Phúc Lộc, Phú Linh.
9 – Hạt Bảo Nham, gồm 10 xứ: Bảo Nham, Lưu Mỹ, Hội Yên, Thanh Tân, Hậu Thành, Rú
Ðất, Ngọc Long, Lâm Xuyên, Xuân Kiều, Quy Hậu.
10 – Hạt Nghĩa Yên, gồm 11 xứ: Nghĩa Yên, Thọ Ninh, Ðông Tràng, Kẻ Mui, Kẻ Tùng,
Kẻ Ðong, Tràng Ðình, Tiếp Võ, Kim Lâm, Tân Thành, Ðông Cường.
11 – Hạt Văn Hạnh, gồm 17 xứ: Văn Hạnh, Trại Lê, Kẻ Ðông, An Nhiên, Nhượng Bạn,
Hòa Thắng, Trung Nghĩa, Tam Ða, Quèn Ðông, Mỹ Hòa, Ngô Xá, Vĩnh Phước, Vạn
Thành, Xuân Tình, Lộc Thủy, Tĩnh Giang, Giáp Hạ.
12 – Hạt Ngàn Sâu, gồm 14 xứ: Ngàn Sâu, Thổ Hoàng, Lành Truông, Tràng Lưu, Vạn
Căn, Tri Bản, Vĩnh Hội, Thọ Vực, Kẻ Vang, Chúc A, Tân Hội, Thượng Bình, Gia Phổ,
Ninh Cường.
13 – Hạt Kỳ Anh, gồm 7 xứ: Kỳ Anh, Dụ Thành, Dụ Lộc, Qúy Hòa, Ðồng Yên, Dũ Yên,
Xuân Sơn.
14 – Hạt Bình Chính, gồm 26 xứ: Hướng Phương, Ðan Sa, Cồn Nâm, Làng Ngang, Mỹ
Hòa, Troóc, Khe Gát, Tam Trang, Gia Hưng, Phù Kinh, Kinh Nhuận, Hòa Ninh, Vĩnh
Phước, Kim Lũ, Tân Phong, Xuân Hòa, Thủy Vực, Tân Thành, Cây Lim, Chày, Yên
Giang, Văn Phú, Giáp Tam, Minh Cầm, Chợ Sàng, Ðá Nên.

 

– Giáo xứ có số giáo dân đông nhất: Thanh Dã – 11,107 người (1955)
– Giáo xứ Trại Lê có nhiều họ nhất: 14 họ – số tín hữu toàn địa phận là 446,000
người

 

Chủ chăn hiện nay là Ðức Giám Mục Phaolô Cao Ðình Thuyên. Ðịa chỉ Tòa Giám
Mục Xã Ðoài: Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An – ÐT: 038 861 171

 

* Vụ 3 Linh Mục yêu nước bị Pháp bắt giam:

 

Vào những năm đầu của thế kỷ 20 (1904 -1909) nổi lên phong trào Ðông Du do
Phan Bội Châu chủ xướng nhằm vận động và đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản
du học, cũng như nhiều người khác, ba Linh Mục giáo phận Vinh: Nguyễn Văn Tường-
quản lý nhà chung, Nguyễn Thần Ðồng- cha sở nhà thờ chính tòa Xã Ðoài, và Ðậu
Quang Lĩnh, thư ký Tòa Giám Mục hưởng ứng phong trào này. Các ngài đã liên lạc
với Cường Ðể và Phan Bội Châu vận động và gửi một số thanh niên công giáo, trong
đó có cả những chủng sinh ưu tú đi du học ở Nhật Bản theo phong trào Ðông Du.
Các ngài cũng đã vận động giáo dân quyên góp tiền bạc tài trợ cho phong trào.
Chính vì thế mà 3 Linh Mục hàng đầu của giáo phận Vinh dưới thời Đức cha Pineau
Trị bị bắt và kết án 9 năm khổ sai biệt xứ và đày đi Côn Ðảo. Ðức cha Pineau Trị
bị liên lụy trong vụ này, Ngài bị triệu hồi về Pháp và buộc ký đơn từ chức ngày
2/6/1910.

 

– Linh mục Nguyễn Văn Tường, sinh khoảng năm 1855 tại Thanh Sơn, xứ Cầm
Trường, Quỳnh Lưu, Nghệ An được Ðức Cha Trị bổ nhiệm làm quản lý nhà chung. Cha
từ trần tại Côn Ðảo ngày 29/6/1917.
– Linh mục Nguyễn Thần Ðồng, sinh năm1867 tại xứ Nhân Hòa, Nghi Lộc, Nghệ An;
cha sở nhà thờ Chánh Tòa, mãn tù về làm mục vụ ở giáo phận Sài Gòn 32 năm, về
hưu tại Nhân Hòa ngày 12/11/1943 và từ trần tại quê nhà, ngày 26/12/1944, thọ 76
tuổi.
– Linh mục Ðậu Quang Lĩnh, sinh năm 1878 tại Yên Phú, xứ Thọ Ninh, Ðức Thọ, Hà
Tĩnh, Thư ký Tòa Giám Mục. Sau khi được trả tự do, về làm mục vụ tại Cái Mơn,
sau làm Quản hạt đồng thời làm giám đốc tu viện trên 200 nữ tu. Cha Lĩnh qua đời
ngày 28/2/1941 thọ 63 tuổi. Mộ của ngài còn ở Cái Mơn, Vĩnh Long trong nhà thờ
tu viện Mến Thánh Giá.
Giáo phận Vinh cũng rất hãnh diện về những người con ưu tú của mình như danh
nhân Nguyễn Trường Tộ. Có dịp về thăm Xã Ðoài, xin mời bạn tới thăm ngôi mộ một
nhân sĩ công giáo mà tên tuổi gắn liền với giai đoạn đầu của lịch sử giáo phận
Vinh với 58 bản điều trần gởi vua Tự Ðức và triều đình thời đó. Qua cầu Bùi Chu,
đi tiếp gần 1 km, sẽ thấy ngôi mộ nằm giữa bãi cỏ khá rộng, có gắn một bia lớn,
trên có cây Thánh Giá, đó là ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ. Ngôi mộ được xây dựng
năm 1943, do sáng kiến và kinh phí của ông Từ Ngọc Nguyễn Lân và một số nhân sĩ
Nghệ Tĩnh.
Trên mặt bia, ta đọc thấy;

 

 

Phaolô Nguyễn Trường Tộ
Quán thôn Bùi Chu, Phủ Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An. Sinh năm Minh Mệnh thứ 10.
Ly trần năm Tự Ðức thứ 24. Tư chất thông minh, tài ba lỗi lạc, giỏi chữ Hán,
thông tiếng Pháp. Năm 1913 cùng đức Giám Mục Ngô Gia Hậu sang Tây, ở Pháp
mấy năm nhưng lưu tâm quan sát về tất cả các khoa học, hầu đem về giúp cho
nước thịnh, dân cường. Lúc về nước, giúp chung đường, giúp Chính Phủ. Thiết
tha mến nước, yêu nòi, thảo nhiều tấu phiếu xin triều đình cải cựu, canh tân
về mọi phương diện, vui lòng hiến thân giúp việc khai hóa. Tiếc thay! Quốc
dân thì muộn nảy lộc, tiên sinh lại sớm ly trần, lúc mới 43 tuổi.
Ðược ân tứ: Kim Tiền Tòa Thánh (1860)
Kim Tiền Ðại Nam (1868)
Truy phong Gia Nghị Ðại Phu Hàn Lâm Viện Trực Học Sĩ, 1924. Ðể tỏ lòng kính
kẻ sĩ hiền, những bậc vị vọng trong nước đã cộng tác xây lăng, dựng bia làm
kỷ niệm.
M C M X L I I I
Hai bên mặt bia, hai câu đối chữ Nôm:
“Kính Chúa yêu người hằng tạc dạ
Trung vua mến nước vốn ghi lòng.”
Ở hai bên thành bia, hai câu đối bằng chữ Hán:
“Trung quân chính sách quang tiền sử,
Ái quốc tinh thần khởi hậu nhân. ”
Hàng trên đầu: Việt Nam chí sĩ
Hàng dọc bên phải, phía trên: Bào Lồ Nguyễn Trường Tộ tiên sinh.
Hàng dọc bên trái, phía trên: Gia Nghị Ðại Phu Hàn Lâm Viện trực sĩ học
Hàng dọc giữa, ở dưới: Vĩnh Ðại An Chi
Hàng dọc bên phải, ở dưới: Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Hàng dọc bên trái, ở dưới: Tái hồi đầu thị bách niên cơ.

 

 

Nhân vật thứ hai mà ta biết đến là linh mục Phaolô Nguyễn Hoàng vị quan lớn
dưới trều vua Tự Ðức (1839 – 1909) quê Thọ Hoàng Hương Khê, Hà Tĩnh. Năm 1866
cùng với GM Ngô Gia ưjj được vua gởi quá Pháp, để lo vận động mở trường Ðại học
tại kinh đô Huế. Ngài giúp dân. Giúp nước, thông chủ Pháp. giỏi Hán văn, là thầy
dạy con vua. Ngày 28.1.1886 thăng chức tả bộc Thị Lang lo việc cơ mật và quản
hành nhân ty. Người con ưu tú số 3 là Lm Lê Sương Huệ, sinh 1888 tại Hương Khê,
Hà Tĩnh, hoạt động chống thực dân Pháp, đòì độc lập cho Tổ quốc.

 

Phần đất Nghệ Tĩnh Bình đã từng là cái nôi văn hóa trong lòng đất nước
Việtnam, nơi các danh tài tuấn kiệt thời nào cũng có. Về mặt danh nhân văn hoá
có những tên tuổi như: Hảỉ thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, La Sơn Phu Tử, Bùi Dương
Lịch, Nguyễn Trường Tộ, Phan Huy Ích, Ngô Ðức Kế, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Phan
Chánh, Trương Chính, Xuân Diệu, Cù Huy Cận, Lê Hải Châu, Nguyễn Ðình Tứ, Ðặng
Thái Mai, Hồ Xuân Hương, Dương Quảng Hàm, đặc biệt thi hào Nguyễn Du và nhà thơ
quốc âm nổi tiếng Nguyễn Công Trứ.

 

Về binh nghiệp, có Mai Hắc Ðế, đã chiến đấu kiên cường với hàng vạn quân nhà
Dường năm 720, hai danh tướng đời Lê là : Sử Ðức Huy và Sử Hi Nhan, Thời Trung
Hưng có Nguyễn văn Giang, nữ tướng Bùi thị Xuân (1802) điều khiển cả 100 thớt
voi ra Bắc Hà đánh quân Thanh, đủổi Tôn Sĩ Nghị. Một anh hùng dân tộc, gốc Nghệ
An, đánh giặc Mãn Thanh khỏi đất Bắc năm 1789., đó là anh hùng Nguyễn Huệ Quang
Trung.

 

Nhiều nhà yêu nước như Nguyễn Bỉểu, Phan đình Phùng. Phan Bội Châu, 3 linh
mục yêu nước bị tù Côn Ðảo: Ðậu Quang Lĩnh, Nguyễn Thần Ðồng, Nguyễn Văn Tường.
Về mặt tôn giáo chúng ta có Ðức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng (đương kim)
gốc Nghệ An.

 

Về danh lam thắng cảnh có Sông Lam, núi Hồng với 99 ngọn, có suối Vũ, suối
Tiên của Chùa Hương Tích Ðặc biệt có Ðộng Phong Nha, Quảng Bình, một kỳ quan
thiên nhiên mà du khách quốc tế ham thích trầm trồ.

 

Với bờ biển dài trên 230 km, phong cảnh hữu tình có nhiều bến cảng mà các
thương thuyền vào ra buôn bán, đặc biệt là Cửa Lò với bãi tắm dài 4 km. Về nghệ
thuật kiến trúc có đền thờ An DươngVương, đền Tam Toà đền Cờn và nhà thờ đá, lèn
Bảo Nham.

 

 

 

 

 

 

Bạn ơi! mời bạn về đây
Quê cha đất tổ từng ngày đợi trông.
Nhớ nhau chung giọt máu hồng,
Trao nhau tình cảm của giòng người Vinh,
Nếu ai không nhớ quê mình,
Than ôi, đừng quá vô tình lắm sao?
Ngoài trời chuyển gió lao xao,
Ngẫm xem đâu có nơi nào đẹp hơn.
Lộc Trời ban xuống muôn ơn
Cầu cho đất tổ luôn luôn an bình.

ÐQ

 

 

 

 

 

 

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời