Bài Vở Cũ Thiếu nhi

TroChoiTapTheThanhThieuNien 06 ChimEn



CẨM NANG
TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ THANH THIẾU NIÊN


Thuật Sinh Hoạt

Trong sinh hoạt các quản trò cần lưu ý một số điểm như sau

  • Cần nắm vững trò chơi trước khi cho ra trò chơi
  • Cần phải hình dung trước trò chơi dự kiến của mình có thích hợp với số lượng người chơi, địa điểm và đối tượng chơi không
  • Trước khi ra cho trò chơi cần gây được sự chú ý ngay từ đầu như : bắt hát, hô đất ta,trời ta, này anh chị em ơi ..vv..
  • Giải thích trò chơi to, rõ ràng và ngắn gọn, nên kèm theo làm mẫu
  • Bám sát luật chơi, lưu ý việc giáo dục kỷ luật tốt trong trò chơi
  • Biết xen kẻ giữa trò chơi vận động mạnh và trò chơi nhẹ để tạo được nhịp nghỉ trong một buổi sinh hoạt.
  • Cần có chương trình sinh hoạt theo thứ tự các tiết mục, có những quản trò khác tham gia sinh hoạt luân phiên.
  • Kết thúc trò chơi vào lúc tốt nhất là khi người chơi có được cảm giác thích thú mà không quá mệt mỏi.


I – Trò Chơi Vòng Tròn Lớn (21 – 24)

21- CHUYỀN ĐIỆN: (số lượng 20-40 người).

Các em ngồi thành vòng tròn bàn tay phải nắm bàn tay trái người bên cạnh, sao cho có thể đặt ngón trỏ vào giữa lòng bàn tay của người đó. Tuỳ theo số người đông hay ít để có thể đặt từ 3-4 người làm chuông (chia đều chuông trong vòng tròn). Một em được cử ra khỏi vòng tròn làm người đi tìm dòng điện, em này sẽ không biết ai được đặt làm chuông. Sau khi quản trò đã chỉ định người làm chuông và chỉ định dòng điện bắt đầu chạy từ người nào. Quản trò ra hiệu cho một em từ ngoài vòng tròn bước vào và ra lệnh dòng điện bắt đầu chạy. Dòng điện chạy bằng cách các em dí ngón tay mình vào lòng bàn tay người bên cạnh, như thế cứ chuyền nhau và dòng điện đang chạy. Khi dòng điện chạy qua em nào làm chuông thì em đó kêu lên “reng” đòng thời dòng điện vẫn chuyền bình thường. Em bước vào vòng tròn sẽ dõi theo làm sao có thể đoán đúng được dòng điện đang đến đúng em nào. Nếu đoán đúng thì em bị đoán ra thay thế em tìm dòng điện, em này tiếp tục ra khỏi vòng tròn và quản trò lại cho chơi tiếp tục (lưu ý mỗi em được quyền chỉ định ba lần, nếu không đúng sẽ ra lại vòng tròn để tiếp tục chơi).

22- CÂY ĐŨA THẦN : (số lượng 20-60 người).

Các em đứng thành vòng tròn, quản trò cử một em ra làm phù thuỷ, phù thuỷ cầm theo một chiếc đũa thần. Khi còi thổi các em sẽ làm theo sự điều khiển của cây đũa thần, nghĩa là khi cây đũa thần giơ lên thì các em đứng lên, khi đũa hạ xuống thì các em ngồi xuống, khi đũa đi vòng thì các em đi vòng…, nhưng khi phù thuỷ quăng cây đũa thần xuống đất thì các em bỏ chạy ra xa, nếu không thì phù thuỷ sẽ rượt đuổi và chạm em nào, thì em đó bị phạt hoặc thay thế làm thầy phù thuỷ. Cứ thế trò chơi lại tiếp tục.

Lưu ý: có thể những em bị bắt vào làm thành vòng tròn chung quanh phù thuỷ và khi đũa thần rơi xuống đất thì những em bị bắt này sẽ thay phù thuỷ đi rượt bắt các em khác.

23- VÒNG TRÒN TÌM BÁU VẬT: (số lượng 20-60 người )

Các em đứng thành hai vòng tròn, vòng trong đông hơn vòng ngoài chừng 5 em, ở giữa tâm vòng tròn đặt một chiếc mũ tượng trưng cho báu vật. Khi còi thổi, các em hai vòng tròn sẽ vừa hát vừa đi ngược chiều nhau, nhưng hướng mặt vào nhìn nhau, đồng thời đi qua đưa bàn tay vỗ vào nhau từng người một. Bất thình lình quản trò thổi còi, tức khắc các em vòng tròn trong liên kết với nhau sao cho bảo vệ được báu vật, kẻo các em vòng ngoài vào trong chiếm lấy. Các em vòng ngoài sẽ thắng nếu chiếm được báu vật, nhưng sau 1 phút nếu không lấy được báu vật quản trò sẽ cho ngừng lại và trò chơi lại bắt đầu.

24- SẤP NGỬA: (số lượng 20-40 người )

Các em đứng thành hai hàng ngang, quản trò đứng giữa cầm lên một chiếc dép. Khi còi thổi, quản trò sẽ tung lên cao một chiếc dép, khi dép rớt xuống nếu nó nằm sấp thì phe A sẽ rượt đập phe B và nếu nó nằm ngửa thì phe B rượt đập phe A. Em nào bị người rượt chạm vào sẽ phải cõng em đó về lại chỗ chơi và trò chơi lại tiếp tục.

Trò chơi 17 – 20 | Trò chơi 25 – 29

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời