Bài Vở Cũ Giải trí Văn Nghệ

TruyenCuoi 002 BBT

BINH GIA – Vui Cuoi I

Vui Cười — Tập I

Cồn trạng lột

Phía trước nhà Quỳnh là một cánh đồng sâu rộng vài chục mẫu. Thuở còn sống ở
quê, hàng ngày muốn đi tắt sang làng bên hoặc vào lối xóm, Quỳnh phải vượt một
chặng lầy tới mười sãi nước. Mùa mưa, mẹ con người kéo te bên hàng xóm có chiếc
thuyền thúng nhỏ, thường chở giúp “ông Cống” qua chỗ lội, không lấy tiền.

Thấm thoát mười năm trôi qua.

Khi đã ra làm quan ở kinh đô và tiếng Trạng đã vang danh khắp nơi, một lần về
thăm quê Quỳnh gặp lại bà hàng xóm kéo te. Bà phàn nàn:

– Ông Trạng ơi, tôi hiếm hoi chỉ có một đứa con trai. Cái thằng năm xưa vẫn
chở thúng đưa ông qua chỗ lội ấy, nay sắp phải lo vợ cho nó mà một đồng một chữ
không có. Tôi chẳng biết vậy mượn ở đâu, ông có cách gì giúp mẹ con tôi với!

Tiếng tăm Trạng lừng lẫy thật, nhưng làm quan thanh liêm như ông, thời buổi
ấy nuôi miệng cũng đã khó. Thương người mẹ nghèo hiếm hoi, nhưng biết tìm cách
gì để bà ta có tiền cưới vợ cho con bây giờ? Bỗng Quỳnh hỏi bà hàng xóm:

– Này mẹ con nhà bác lâu nay vẫn còn chở thúng đấy chứ?

– Thưa ông Trạng, không chở thì lấy gì mà ăn? Có điều khách ít lắm, ngày chỉ
được một, hai chuyến góp vào tiền kéo te bán tép, may ra mới đủ đong gạo!

Quỳnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Thôi được, bác cứ về bỏ trầu xin cưới cho cháu đi. Tôi bấm độn đoán biết
thế nào quãng đầu tháng sau mẹ con bác cũng kiếm được khoản tiền kha khá!

Bà hàng xóm buồn bã nghĩ ông Trạng nói cho vui câu chuyện.

Giữa cánh đồng nước sâu nổi lên một cồn đất cao. Mấy hôm nay người ta thấy
trên cồn đất hiện lên một cái chòi lợp lá gồi hình tứ giác, nóc phất phới ngọn
cờ xanh đuôi nheo. Chẳng rõ nguyên cớ từ đâu, người ta kháo nhau: Trạng Quỳnh ở
kinh về thăm quê dựng lều thơ trên gò giữa đồng nước để xướng, họa liền trong ba
ngày. Người nọ truyền người kia, nhưng kẻ khá giả trong làng, trong xã rủ nhau
đi xem.

Những người đến đầu tiên thất vọng ngay. Họ ghé mắt nhìn vào trong chẳng thấy
lầu thơ đâu cả, chỉ thấy một đống thù lù như hình người trùm chăn kín mít. Phía
vách bên trên dán tờ giấy điều có hàng chữ: “Trạng đang lột … Cha đứa nào nói
với đứa nào!”.

Tự nhiên tốn tiền đò, mất công toi, bao nhiêu người bực mình ngán ngẩm. Toán
người này về, vua đặt chân lên cũng ngại câu chửi, chẳng ai buồn nói với ai, đã
thấy toán khác, rồi toán khác nữa, lũ lượt kéo tới, tò mò ra.

Người đi hỏi:

– Ở ngoài ấy có gì hay không?

Người về đáp:

– Trạng lột … Cha đứa nào nói với đứa nào!

Kỳ lạ thật! Trạng lột … Lại cấm không ai được nói với ai. Thế thì chắc phải
có cái gì bí mật lạ lùng lắm!

Thế là một đồn mười, mười đồn trăm … Buổi đầu, đồn xướng họa thơ, chỉ thu
hút đám người hâm mộ chữ nghĩa. Nhưng buổi sau thêm tiếng đồn Trạng lột … Thôi
thì bất kể trẻ già, trai gái ai cũng muốn tận mắt được xem. Mẹ con người hàng
xóm đông khách quá, mẹ một thúng, com một thúng, thu tiền đò đếm mỏi tay không
xuể…

Mấy hôm sau, Quỳnh đến bảo với người mẹ:

– Bây giờ chắc bác thừa tiền cưới dâu rồi. Hãy bảo con trai bác đi dỡ cái
“lều thơ” mang lá gồi và tre nứa về, nối thêm bếp mà làm cỗ!

Bấy giờ hai mẹ con và dân làng mới rõ mẹo của ông Trạng cứu người nghèo. Ðể
tỏ lòng kính trọng, người ta gọi luôn cái cồn kia là cồn Trạng lột. Hiện nay vẫn
còn di tích ở giữa cánh đồng sâu xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Thăm chúa ngủ ngày

Một hôm, vừa nghĩ xong bài thơ ấy, Quỳnh vào nội phủ định đọc cho chúa nghe
chơi. Ðến nơi thấy im lìm, biết chúa vắng nhà, Quỳnh tạt sang dinh bà chính
cung. Tên quan thị canh cửa ranh mãnh nháy mắt ra hiệu. Biết nhà chúa đang ngon
giấc, Quỳnh cụt hứng lui gót. Trên đường về, qua lối cũ, sẵn bút mực, Quỳnh đề
lên sách phủ hai chữ “Ngọa sơn”.

Khi chúa gọi vào hỏi, Quỳnh nói như thật:

– Khải chúa, nhà thần chật chội, những trưa nóng bức thần phải bỏ nhà lên núi
nằm hóng mát. Ngọa sơn nghĩa là nằm ở trên núi. Có thế thôi mà. Quen thói buồn
tay, thần nghĩ sao viết vậy, chẳng có nghĩa gì đáng để chúa phải bận tâm!

Rồi Quỳnh lái sang chuyện khác đọc thơ, bình văn chúa quên ngay.

Iít lâu sau, chúa và bà chính cung ra ngoài thành du ngoạn cảnh đồng án.
Những người nông phu, từ xa, trông thấy kiệu hoa nội phủ, đã reo lên “Ngọa
sơn!”, “Ngọa sơn!”.

Bà chính cung không hiểu dân chúng muốn gì, quay sang hỏi chúa. Chúa truyền
bắt một người trong đám họ đến tra hỏi nguyên cứ. Người ấy run lẩy bẩy vẫn xin:

– Chúng con là kẻ hèn mọn, dốt nát dám đâu nói chữ. Việc này chẳng qua chỉ
tại Trạng Quỳnh!

– Trạng Quỳnh bảo các ngươi như thế nào? ố Bà chính cung ngọt ngào dỗ dành ố
cứ tâu bày thật, ta sẽ xin chúa tha tội cho!

– Muôn tâu đức bà, được như lời đức bà hứa, chúng con không dám dấu diếm. Dạ,
muôn tâu … Trạng Quỳnh có lần vào nội phủ, về mách với chúng con là chúa đang
bận “ngọa sơn” và giảng rằng: Nằm lâu phải ngủ. Ngủ thì phải ngáy ố Sơn là núi.
Núi nào chẳng có đèo? Ghép hai chữ cuối, đọc gọn là c. Dạ, muôn tâu … “ngáy
đèo” nói lái nghĩa là tục … Chúng con vô cùng sợ hãi, xin đức bà mở lượng trời
bể.

Hiểu rõ đầu têu câu chuyện này là Trạng Quỳnh, bà chính cung nghĩ bụng, càng
hỏi chuyện ra chỉ càng thêm xấu mặt. Ðành giục chúa lên kiệu phóc về cho nhanh.

Ðá bèo chơi

Trong phủ chúa có một bà quận, tính hay làm duyên lại thích tò mò. Ði đâu, ở
đâu bà cũng muốn mọi người phải chú ý đến mình. Thấy gì, nghe gì, bà cũng muốn
rõ tận ngọn ngành. Một trưa hè, biết quận chúa sắp sang nhà mình, Quỳnh ra bờ
ao, bước xuống bậc đá xâm xấp mặt ao bèo một chân đứng ngâm ướt, chân kia té
nước; té đi té lại đu đưa …

Bà quận đến chơi, trông thấy lạ mắt, không nín được:

– Trạng làm gì thế?

Quỳnh vờ mãi chăm chú, không hay biết.

Bà quận cất tiếng to hơn:

– Ông đang làm gì đấy hả ông Trạng?

Quỳnh vẫn chăm chú té nước, miệng đáp:

– Vâng, chào bà. Tôi chẳng có việc gì thì ra đứng bờ ao.

Bà quận lại nói:

– Không việc gì, sao cái chân ông cứ phải đá đi đá lại thế kia?

Bấy giờ Trạng mới ngẩng mặt lên, chặc lưỡi:

– Chà, nắng cực lắm, bà quận ơi, không chịu nổi nên tôi phải ra đấy đá bèo
chơi.

Người nghe mặt đỏ dừ.

Thẹn chết đi được còn dám căn vặn thêm điều gì nữa.

Sứ tàu khiếp vía

Vua quan “Thiên triều” vốn quen thói kiêu ngạo. Năm ấy, được tin sứ nhà Thanh
khét tiếng hống hách sắp sang nước ta, vua Lê chúa Trịnh tỏ ý lo ngại. Tin vào
tài ứng đối của Quỳnh, triều thần giao cho Trạng giữ việc tiếp sứ. Trạng cho
dựng một ngôi quán nhỏ bên bờ sông cái, xin vua triệu bà Ðiểm ra đó ngồi bán
hàng. Còn mình tự quản một chiếc đò, nhận đón chở sứ bộ qua sông.

Mấy tên trong sứ bộ Tàu vừa đến nước ta, qua ngôi quán bà Ðiểm, nhác trông
thấy cô hàng nước xinh tươi óng ả, liền thả lời bỡn cợt. Một tên líu lo đọc bâng
quơ: “Nam bang nhất thốn thố bất tri kỷ, nhân canh!” (nghĩa là: Một tấc đất nước
Nam không biết bao nhiêu người cày). Yý nói mỉa bà hàng nước lẵng lơ.

Bà Ðiểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi nước cốt xuống đất, nói trống không:
“Bắc triều chủ đại phu giai đo thử đồ xuất” (nghĩa là: Bọn quan to, ông lớn ở
nước phương Bắc đều từ chỗ ấy mà chui ra cả).
Câu đối lọt vào tai bọn sứ bộ, chúng giật mình, câm họng. Dè đâu chị hàng bán
nước mà tài học siêu việt đến thế.

Ðến lúc xuống đò, Quỳnh đã mặc giả làm chú lái, cầm sào đợi sẵn … Ðò ra
giữa sông, một tên trong đoàn sứ bộ Tàu hổng ruột, lỡ xổng ra một tiếng “bùm”.
Hắn đã không biết sượng mặt, còn đọc một câu chữa thẹn lếu láo :”Lôi động Nam
bang” (Sấm động nước Nam).

Trạng Quỳnh đang cầm chèo. Liền đứng vạch quần đái vòng cầu câu xuống nước mà
nói: “Vũ quá Bắc hải” (mưa qua bể Bắc).

Từ đó, cả bọn Ngô ngông bấm nhau ngồi im thin thít. Khiếp vía là phải. Mới
gặp chị hàng nước, anh lái đò, “Thiên triều” đã lúng túng đến không biết đối phó
thế nào.

Ăn rồi khó nói

Sứ bộ Tàu liên tiếp bị thua mưu trí Trạng Quỳnh, triều thần và dân khắp nơi
đều mở lòng, mát mật. Riêng chúa Trịnh hèn đốn, sợ tổn sức đến Thiên triều, gọi
Quỳnh vào nội phủ quở mắng:

– Nhà ngươi tài giỏi vặt vảnh chẳng qua chỉ đuổi được một con trâu ra khỏi
vạch vôi, đập vỡ một cái lọ thủy tinh. Liệu đến lúc thiên binh phương Bắc kéo
sang, ngươi có đứng ra chống đỡ nổi hay không?

– Khải chúa, người nói điều chi lạ? Một mình tôi không trị nổi thiên binh vạn
mã, song cả nước này từ trên xuống dưới một lòng thì sợ gì không đè bẹp được
giặc. Nhà chúa hãy trông lại các đời Ðinh, Lê, Lý, Trần … Vua tôi nước Việt đã
ai chịu quỳ gối khuất phục chúng bao giờ chưa?

Chúa Trịnh tím mặt, cắn răng không nói được câu nào nữa. Iít lâu sau, nhân
viện cớ đòi Trạng vào chầu, Trạng không chấp lệnh, chúa sai một toán kiêu binh
đến kéo đổ nhà Trạng. Bọn này mang thừng , chão đến buộc vào cột, kèo, nóc, mái.
Sắp ra tay thì Quỳnh dọa:

– Chúa sai bọn bay kéo đổ nhà. Ðược rồi. Cứ kéo đi, nhưng cấm há miệng hò dô.
Ðứa nào không làm đúng như vậy, ta cho gia nhân vặn răng, rút lưỡi!

Không đồng thanh hiệp sức “dô ta” làm sao đủ lực giật đổ nhà. Lính của chúa
đành quấn thừng, chão, lủi thủi ra về.

Chưa trả thù được Trạng, chúa chưa hả giận. Lần khác, chúa lại truyền lính
nội phủ: “Cứ đến ỉa ra nhà Trạng, cho thối hoắc lên, Trạng ắt phải bỏ đi nơi
khác”. Bọn lính kéo đến sắp giở trò, lại bị Quỳnh nạt:

– Ðược rồi, chúa sai bọn bay đến ta, cứ việc. Nhưng chúa không sai đái thì
cấm đái. Ðứa nào đái ra đất nhà tao, tao sẽ cho gia nhân cắt dái đó!

Làm sao người ta có thể “đại tiện” mà giữ cho khỏi “tiểu tiện”. Thế là đám
lâu là nhà chúa đành co vòi, cắp đít ra về. Nhưng cũng có một vài tên ranh mãnh
đã đeo gáo dừa vào hạ bộ, ngồi rốn “bậy” ra nhà Trạng được ít bãi. Trạng căm
lắm, nghĩ bụng: “Nhà chúa đã đối xử cạn tình với ta, cho ta ngửi … Thì rồi sẽ
có ngày ta đãi chúa ăn …”

Ðợi một ngày giữa vụ rau, Trạng ra chợ chọn mua một cây cải thật lớn. Trạng
khệ nệ vác cây cải vào dâng chúa. Tưởng Trạng đã xí xóa chuyện cũ, muốn đến cầu
thân, chúa nhận của biếu. Gặp hôm Trạng vào chầu, thuận miệng chúa hỏi:

– Bữa nọ Trạng kiếm đâu được giống cải quý mà ta ăn ngon miệng đến thế?

Bất đồ, Trạng vỗ mặt, tâu luôn:

– Thế nhà chúa quên rồi ư? Nhờ hơi của lính nội phủ mà nhà Trạng mọc được cây
cải tốt như vậy để đem hiến chúa. Nay chúa ăn thấy ngon, tôi mới thực vui lòng!

Chúa trót ăn rồi, lại khen ngon, biết làm sao. Thật là: “Dễ ăn, khó nói!”.

Thế có ghê không

Có hai anh nói khoác. Một anh nói:

– Ðời tớ gặp rất nhiều chuyện nguy hiểm! Một lần tớ vào rừng gặp một con hổ
dữ, tay không đánh nhau với nó hàng nửa ngày. Nhưng rồi cuối cùng tớ bị con hổ
xé ra từng mảnh nhỏ. Thế có ghê không?

Anh kia nói:

– Chưa ghê bằng tớ! Một lần tớ gặp một con trăn. Nó đớp được hai chân tớ nuốt
gần hết, tớ giang hẳn hai cánh tay ra ngáng lại. Nhưng đến phút cuối cùng, vừa
đau vừa mỏi, tớ đành buông xuôi hai tay cho nó nuốt tuột vào bụng rồi gọi người
làng ra cứu!

Tam đại gàn

Nhà nọ có ba ông cháu. Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm và một
đồng tương. Thằng bé mang hai cái bát ra chợ mua, nhưng đi một lúc, sực nhớ ra,
quay lại hỏi ông:

– Ông ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?

Ông bảo:

– Ðồng nào cũng được!

Thằng bé lại chạy đi, một lát lâu, lại mang hai cái bát không về, hỏi:

– Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương?

Ông tức quá đánh cho nó mấy roi. Vừa lúc đó, bố thằng bé đi đâu về, thấy thế
nổi giận nói:

– A à! Ông đánh con tôi phải không? Thế thì sợ gì mà tôi không đánh con ông!

Nói rồi tự đánh vào mình một hồi nên thân.

Người ông cũng phát khùng lên, bảo:

– A à! Mày đánh con ông thì .. Thì … Ông treo cổ cha mày lên!

Rồi ông ta vội vàng đi tìm thừng để treo cổ.

Có nuôi được không

Một anh, vợ có thai mới được bảy tháng đã đẻ ra đứa con trai. Anh ta sợ nuôi
không được, gặp ai cũng hỏi.

Một hôm, gặp người bạn, anh hỏi, bạn an ủi:

– Không can gì mà ngại. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng
đấy!

Anh kia giật mình hỏi lại:

– Thế à! Rồi có nuôi được không?

Khen đồ cổ

Một anh chàng thật thà có ông bố vợ rất thích chơi đồ cổ. Chị vợ thường dặn
chồng:

– Thầy thích chơi đồ cổ lắm, anh có sang bên ấy, hễ thấy cái gì cũng cứ khen
là cổ cho thầy vừa lòng!

Một hôm, anh sang chơi, thấy ông bố vợ mang bộ đồ trà ra, anh ta vội khen:

– Ái chà! Nhà có bộ chén cổ thật!

Ông bố vợ khoái lắm. Anh chàng lại khen vung lên:

– Cái ấm cũng cổ, cái khay cũng cổ tốt!

Ông bố vợ càng khoái.

Vừa lúc ấy, mẹ vợ đi ra, bụng vừa vượt mặt. Thấy vậy, anh chàng vội khen:

– Ái chà! Cái bụng của mẹ mới thật là cổ!

Chẳng phải TAY ÔNG

Có hai anh tính sợ vợ, lại cùng là láng giềng với nhau. Một hôm, anh nọ đi
vắng, ở nhà trời mưa, cái váy vợ phơi ngoài sân, anh quên mất, để mưa ướt cả.
Khi về, vợ mắng té tát cho một trận.

Anh bên cạnh thấy thế mới lẩm bẩm:

– Mẹ kiếp, chẳng phải tay ông!

Chẳng may, vợ anh ta nghe thấy, chạy đến, trợn mắt hỏi dồn:

– Phải tay ông thì ông làm gì hử …? Ông làm cái gì hử …?

Anh này luống cuống:

– Phải tay ông … Thì ông …. Cất trước lúc trời chưa mưa, chứ còn làm gì
nữa!

Ăn cỗ với ai

Một ông đi ăn cỗ ở làng bên, cứ gục đầu gắp, không để ý đến ai.

Khi anh về, chị vợ hỏi:

– Hôm nay anh ngồi ăn cỗ với ai?

Anh ta thản nhiên đáp:

– Chả biết nữa! Khi tôi ngẩng đầu lên thì không còn ai cả!

Chả con nào nhỏ cả

Một anh tuy đã có vợ và có con ba bốn tuổi, nhưng tính vẫn tham ăn. Một hôm,
anh ta ra đồng kiếm được mấy con cá đem về đốt lửa ngồi nướng.

Giữa lúc ấy, thằng con anh ta đói đang khóc quấy mẹ. Nhân thấy chồng nướng
cá, mẹ nó dỗ:

– Úi chà! Con cá vàng không? Nín đi rồi bố cho!

Thằng bé nín ngay, nhưng anh chồng lại gắt:

– Vàng gì? Có phải nghệ đâu mà vàng?

Thằng bé lại khóc, mẹ nó dỗ:

– Nín di, kìa trông nó béo quá kìa! Nín đi rồi bố cho!

Thằng bé lại nín. Anh ta cau mặt:

– Cá đấy, chứ có phải thịt đầu mà béo mấy chả béo!

Thằng bé giãy nãy lên khóc. Mẹ nó dỗ mãi không nín đành phải chỉ vào gắp cá,
nói:

– Nín đi rồi bố xem con nào nhỏ, bố cho một con!

Nhưng anh chồng quát:

– Ba con bằng nhau, chả có con nào nhỏ cả!

Thế có đen không

Có một ông lão nghiện rượu chỉ thích uống thứ rượu nấu lậu. Một hôm, về chơi
nhà ông thông gia ở quê định kiếm bữa rượu. Chẳng may đến chơi thì ông thông gia
đi vắng. Bà vợ thết một bữa rất thịnh soạn nhưng sợ không dám đem rượu lậu ra
mời. Ông lão nghiện rượu đêm nằm tấm tức mãi không ngủ được. Bà kia ngủ ở buồng
giáp vách, đêm dậy đi tiểu vào cái nồi. Nhà có khách sợ tương ra tồ tồ e bất
lịch sự, bà cứ phải nín hơi, thóp bụng lại cho ra “ri, ri” mà thôi. Ông lão nằm
nghe nước chảy vào nồi giọt một “tong, tong” tưởng trong nhà đang cất rượu, mới
lẩm bẩm một mình:

– Ừ, có thế chứ! Rượu đang cất, chắc ngày mai thế nào cũng được nếm!

Bà kia buồn cười quá không giữ được, tóe ra “tồ, tồ” một tràng. Ông lão tưởng
hủ rượu vỡ, đập tay xuống giường rồi ca cẩm:

– Thôi xong! Hoài của! Hũ rượu vỡ mất rồi, thế có đen không!

Trứng ngót

Một chị mới về làm dâu. Hôm ấy, mẹ chồng bảo chị đi luộc rau muống. Chị ta đổ
lưng rỗ rau vào nồi luộc, nhưng đến khi vớt ra chỉ còn được một đĩa. Chị ta lo
mẹ chồng ngờ chị ăn vụng, ngồi ôm mặt khóc hu hu. Thấy chị ta khóc, mẹ chồng
hỏi:

– Tại sao con khóc?

Chị ta liền kể lại sự tình. Mẹ chồng nói:

– Tưởng gì chứ thế thì việc gì mà khóc. Luộc bao giờ chả ngót đi như thế!

Một lần khác, mẹ chồng lại sai chị ta luộc năm quả trứng. Luộc chín, chị ta
ăn hai quả. Mẹ chồng thấy còn có ba quả, liền hỏi:

– Sao luộc năm quả mà chỉ còn lại ba?

Chị ta trả lời gọn lỏn:

– Nó ngót đi đấy mẹ ạ!

Con cò biết nói

Xiển bắt được một con cò đem về nuôi. Thằng con lão nhà giàu trong làng trông
thấy thích lắm, đòi bố mua cho được. Lão cũng chiều ý con, Xiển đòi năm quan.
Lão mắng:

– Tao nghe nói mày thông minh, sao một con cò con thế này mày đòi những năm
quan?

Xiển trả lời:

– Cò tôi quý lắm, nó biết nói!

Lão không tin, Xiển cam đoan rằng thật. Lão bảo:

– Mày hỏi nó, nó nói được thì tao trả năm quan, bằng không thì tao bắt lấy
cò!

Xiển lấy tiền rồi ghé sát vào tai cò, hỏi:

– Cò ơi! Mi có biết nói không?

Và bóp cổ cò một cái thực mạnh. Cò đau quá, kêu “có” một tiếng. Xiển reo lên:

– Ðó thấy không?

Thế là lão nhà giàu chịu mất năm quan tiền lấy một con cò ốm.

Mẹ tròn CON VUÔNG

Về già, Xiển làm thuốc và dạy học. Ông chữa thuốc giỏi, từ quan cho chí vua
đều phải phục tài. Quan phủ Thọ Xuân có bà vợ và đứa con ốm thập tử nhất sinh,
sai lính đến nhà lấy thuốc. Ông gói một hai gói bảo đem về. Quan hỏi anh lính
gói nào của mẹ gói nào của cậu ấm. Anh lính bẩm không biết. Quan nhìn bên ngoài
gói thuốc xem có đề chữ gì không thì chỉ thấy một gói vẽ một cái vòng tròn, một
gói vẽ một cái hình vuông. Quan đoán mãi không ra, lập tức bắt đi mời kỳ được
thầy lang Xiển đến.

Khi đến nhà quan phủ, Xiển cầm lấy hai gói thuốc, giả vờ nổi giận mắng anh
lính: “Ðồ ngủ như lợn, có thế mà cũng không biết, mẹ “tròn”, con “vuông” chứ còn
gì nữa!

Và QUAN huyện

Có một viên quan huyện hay nịnh hót quan trên để chóng được thăng quan tiến
chức. Một trong những viên quan hắn thường bợ đỡ là án sát Nguyễn Văn Tiêu, tục
gọi là Aán Tiêu. Ðể nịnh quan thầy, hắn ra lệnh cho dân hàng huyện không ai được
nói tới tiếng “tiêu”, ví dụ hạt tiêu phải nói là hạt ớt v.v… Hễ ai thấy người
nào trái lệnh thì được phép vả vào miệng ba cái thật đau, rồi đem trình quan trị
tội. Lệnh ban ra khiến Xiển ghét quan huyện lại càng ghét thêm. Ông mang một ít
quần áo rách mướp xin vào hầu quan.

Quan hỏi có việc gì, Xiển thưa là nhà nghèo quá, gia tài chỉ còn ít quần áo
rách, nhờ quan cầm hộ cho lấy tiền về làm vốn sinh nhai. Tức thì quan nổi trận
lôi đình thét mắng đùng đùng, vì xưa nay có ai cả gan dám đem quần áo rách đến
bán cho quan bao giờ? Ðợi quan nguôi giận, Xiển mới nói:

– Dạ thưa ngài, xin ngài thương kẻ học trò nghèo túng này, không gì cũng mang
danh người quân tử.

– Quân tử gì mày! Ðồ quân tử cùng quân tử cố!

Xiển trần tình:

– Dạ, Khổng Minh túng, Khổng Minh cầm ạ!

Nghe câu nói khó hiểu, quan chau mày suy nghĩ một lúc mới biết lời mắng của
mình và lời trần tình của Xiển đã làm thành một đôi câu đối hay tuyệt. Quan phục
tài Xiển, thưởng cho một quan tiền nhưng lại chọn cái thú tiền chôn dưới đất lâu
ngày bị hắn rỉ hết cả. Xiển đỡ lấy quan tiền cầm một đồng dằn mạnh xuống đất,
tiếng kêu nghe cành cạch, rồi nói:

– Bẩm quan, tiền này không “ớt” được ạ!

Quan vô tình mắng:

– Mày điên à! Tiền này mà không tiêu được ư?

Chỉ chờ có thế, Xiển liền vả cho quan ba cái tát vào giữa mặt như trời giáng.
Quan hô lính bắt trói, xiển ngăn lại nói:

– Chắc ngài vẫn chưa quên cái lệnh kiêng tiếng húy quan án ngài mới ban ra.
Tôi làm như vậy cũng là thi hành cái lệnh của ngài thôi!

Quan sợ bọn lính bit chuyện thì minh thêm xấu hổ, liền đuổi Xiển về.

Tứ chứng NAN Y

Xiển làm thuốc giỏi, cho nên vua thường vời vào kinh chữa bệnh. Một hôm, vua
nô đùa cùng bầy cung phi, thì thấy Xiển bước vào. Vua ngạc nhiên hỏi có việc gì.
Xiển đáp:

– Hạ thần nghe nói hoàng thượng mắc phải bốn bệnh hiểm nghèo mà sách gọi là
“tứ chứng nan y” nên vội vàng vào thăm hoàng thượng!

Vua khó chịu nói:

– Thiên hạ ác miệng mà nói càn như vậy, chứ lâu nay Trẫm vẫn thấy trong người
khỏe mạnh, có việc gì đâu! A à, thế “tứ chứng nan y” là những bệnh gì?

Xiển nói:

– Hạ thần nghe thiên hạ đồn như vậy. Bây giờ mới biết là sai, nhưng nghĩ cho
kỹ, thì lại thấy có nguyên do đấy ạ!

Vua hỏi:

– Nguyên do thế nào?

Xiển giả bộ rụt rè:

– Xin hoàng thượng tha tội kẻ hạ thần mới dám nói!

Vua bằng lòng. Xiển nói:

– Thiên hạ thấy hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong cung điện nên họ
lầm tưởng là ngài què. Nước sắp mất mà hoàng thượng vẫn ung dung vui thú, nên họ
lầm tưởng ngài mù. Trước cảnh núi sông bị quân giặc dày xéo mà hoàng thượng cứ
ngồi im, nên họ lầm tưởng ngài câm. Khắp nơi người ta đều kêu hoàng thượng là kẻ
hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họ lầm
tưởng là ngài điếc!

Vua biết Xiển chửi mình, tức uất người, nhưng không đủ lý lẽ để bắt tội được.

Ban Biên Tập

https://binhgia.net BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Follow Me:

Trả lời