Giáo dục

VĂN HÓA: CÒN hay MẤT?

Khi đặt ra vấn nạn này tôi cũng đã chuẩn bị sẵn một cái mo cau “độn” vào mông, để lãnh đòn của những người góp ý cho chuyện này.

 Nay chúng ta đi từ chuyện ngày xửa ngày xưa cho đến hiện tại ngày hôm nay, từ thành thị đến thôn quê, từ những người “vô học” đến các bậc “học giả” (hay “học thật” gì đó).
 Ngày xưa khi chúng ta còn cắp sách đến trường, các loại trường công hay tư đều có câu: “TIÊN HỌC LỄ – HẬU HỌC VĂN”, có nhiều trường học của quân đội còn phải hô to: “ĐỨC TRÍ DŨNG” (còn ở trường Thiếu Sinh Quân: “NHÂN TRÍ DŨNG”) sau những buổi chào cờ đầu tuần và cuối tuần. Có trường còn tổ chức cả học Võ lẫn học Văn, những học sinh cả Nam hay Nữ đều biết Judo, Tae Know Do, Thiếu Lâm tự, Vovinam, Karate . . .
Nói ra nhtp053 chu le canhtrucư thế để rồi tôi sẽ làm một bài toán so sánh giữa nền học vấn ngày xưa và ngày này được rõ nét hơn như sau:
Ngày xưa thường thì giáo viên hay giáo sư chỉ lo dạy học, giảng cho học trò mình hiểu biết về những kiến thức, tri thức, những sưu tầm về nhiều khía cạnh của môn học đó. Từ Việt văn đến Triết, Toán, Vạn vật . . . cả đến Địa lý và Sử ký, không quên đến cả môn Công dân giáo dục, các Thầy Cô giống như một khoa học gia, một từ điển sống, hay nói cho “bao la” một chút có Cô Thầy gần như một Bảo tàng viện lưu động trong giờ học cái gì cũng biết mà lại biết tường tận nữa chứ, hỏi cái gì cũng biết mà chỉ dẫn đến nơi đến chốn. Cái lạ là hình như học sinh không cần phải đi học thêm, học bồi dưỡng gì hết trong suốt năm đang học ở trường, chỉ khi nghỉ hè hoặc gần đến kỳ thi tốt nghiệp có chăng học thêm chút chút để yên tâm lên “Tràng An ứng thí” thôi.

Còn kỷ luật thì đã có giám thị, có khối kỷ luật của nhà trường do các học sinh bầu ra để đại diện họp với ban Giám hiệu, ban Giám thị quyết định chuyện này chuyện nọ và khi cần thiết các Thầy Cô Giám thị vẫn đánh đòn theo Nội qui của trường, cho nên khi có chuyện xảy ra trong giờ học Thầy Cô giáo cho trưởng lớp đi mời Giám thị xuống giải quyết, mọi chuyện có tôn ti trật tự.

 Tôi còn nhớ hình ảnh giờ Cổ văn Thầy giáo đọc thơ như ngâm, hồn thơ dạt dào, Thầy dạy Triết thì mắt mơ mơ màng màng như . . . triết gia khi nói về cuộc sống, Cô dạy Hóa thì tay cầm cái ống nghiệm bốc khói, tay giở cái nồi cất để thí nghiệm, Thầy Toán thì hùng hồn với những chứng minh công thức . . . còn Cô Vạn vật tay cầm con rắn tay kia cầm ống chích phoót môn vào con vật để “hắn” chết từ từ . . .
Còn một môn mà hầu như học sinh nào cũng coi “lè phè” đó là môn công dân giáo dục: nào là chào hỏi, cám ơn xin lỗi . . . kínhtp018 on co tho thu phap chudo 400 trọng người trên, nhường bước người già tàn tật, nhường chỗ cho người có bầu hay có con thơ, giúp đỡ những ai cần giúp . . . không dòm ngó vào các đám tiệc, không chỉ trỏ cười đùa mà phải cúi đầu khi xe tang đi qua, không xả rác bừa bãi nơi công cộng . . . khi đi qua nơi tôn nghiêm, bệnh viện phải chạy chậm lại không bóp còi inh ỏi, phải tuân theo luật pháp . . . ôi đủ mọi thứ trên đời, mà toàn là những chuyện ai cũng đã từng biết, thế mà cũng vào chương trình có thi cử hẳn hoi.
 Vậy đó, nền học vấn có nề nếp, có tổ chức chặt chẽ từ trên xuống, có phương pháp dạy và học theo căn bản sư phạm như thế, cho nên mới có câu hát: “Học sinh là người Tổ quốc mong cho mai sau, học sinh xây đời niên thiếu qua bao công lao . . .” và biết bao hạt giống cho nền văn học nước nhà, đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài năng xây dựng cho đất nước và cũng đã biết bao nhiêu người làm rạng danh người VIỆT NAM nòi giống Lạc Hồng nơi xứ người trong nhiều lĩnh vực.
Nói đến đây tôi nhớ đến câu: NHẤT TỰ VI SƯ – BÁN TỰ VI SƯ từ ngàn xưa để lại và rồi khi xem qua khúc phim thời sự phỏng vấn các em học sinh bây giờ, khi hỏi về NGUYỄN HUỆ và QUANG TRUNG, thì hết 90% em trả lời là hai người khác nhau (có khi là hai anh em, khi thì cho là hai người bạn cùng chiến đấu)! Thật là khổ cho một tương lai thế hệ trẻ đất Việt mình.
Và tôi lại cho rằng: MẤT TỰ DO SƯ – NÁT TỰ DO SƯ (mất chữ bởi Thầy, hư chữ bởi Thầy), bởi vì việc giáo dục ngày nay dựa theo trên mạng xã hội, dựa theo thi đua kém phẩm chất, đua theo phong trào thiếu căn bản, cái mà cần nói đến là dạy ở trường thì khác dạy ở nhà thì khác, học chính ở trường là phụ mà học phụ (đạo) ở nhà Thầy Cô là chính, bài làm ở trường thì không có nhưng bài làm ở lớp phụ đạo thì có, trò nào có học phụ đạo thì có điểm còn ngoài ra là 0, ai làm khác với cách chỉ của Thầy Cô là 0, cho nên học ở trường đến trưa về, ăn xong chưa nghỉ ngơi các cháu lại lên đường học . . . tiếp, học bồi dưỡng, học môn chuyên . . . học và học . . . học riết học mãi . . . đến lúc ngơ người . . . không còn thời gian trẻ thơ nô đùa như trẻ nhỏ nữa, mà thành người lớn trong thân xác bé thơ.

Nhưng khi được hỏi về khả năng nhận thức thì các em trả lởi ởm ờ, nói như cái máy hay như rôbôt, thiếu lễ phép với người trên, nhiều khi còn cãi tay ngang với Cha Mẹ “vì hai người này có hiểu gì đâu mà hỏi lung tung không giống ai hết!”, còn bạn bè trong lớp khi: “cà chớn hả uýnh chết M . . nó luôn . . .” thế là cả đám à lát xô hội đồng xé áo giựt tóc đập ghế . . . bạn mình không thương tiếc, đấm đá như giang hồ đánh nhau vậy, chưa đâu quý vị khi được hỏi ai dạy mà biết đánh nhau vậy các em? Chúng thưa rằng: “đâu cần ai dạy cứ đi vào lớp học là được Thầy Cô chỉ dẫn cho từng bước, thế nào là đánh mà đánh như thế nào, không cần biết tại sao hết . . .”!

 Nếu như ngày nay giống như ngày xưa có học Võ với học Văn, thì ai sẽ là Võ sư trong các cuộc đánh nhau như thế này?

10665998 994602110601567 8285006721141651958 nNếu như ngày xưa có học sinh khi phạm kỷ luật bị giám thị đánh vài thước bảng, thì lỡ em đó có võ nó tự vệ thì giám thị có dám đấu tay đôi với học sinh? (mà như chúng ta biết khi học Võ là từ lớp 6 trở lên, sau hơn 2 năm có em đã đeo đai đen rồi và nó đương nhiên là Võ sư rồi đó quý vị).

 Nếu những Võ sư đó ra đường đón Thầy giáo ra đánh trả thù vì: “Hồi nãy trong trường mày đánh tao, bây giờ có ngon thì tay đôi nhe Thầy”, với đôi nắm đấm có hình tám cục thịt đã từng rèn luyện bao nhiêu năm nay, thì thử hỏi Thầy giáo đó còn đủ hình dạng để ngày mai đến trường lên bục giảng nữa hay không?
Sở dĩ tôi rào trước đón sau, để rồi bây giờ xin kể cho quý vị nghe câu chuyện mà tôi đã “bắt” được hôm đầu Xuân ĐINH DẬU 2017 nơi quê tôi đã từng sinh sống:

Chuẩn bị cho những ngày tết tôi về quê để cùng với gia đình dọn dẹp nhà cửa cho gon gàng đẹp mắt hơn dịp đầu năm mới. Khi từ chợ về thì đi ngang qua một đám trẻ nhỏ Nam thì chơi đá cầu, Nữ thì chơi banh thẻ, đang chơi trông thấy tôi đám trẻ ngưng lại quay ra cúi đầu lễ phép: “Chào Ông, Ông đi mô về đó?” “À Ông chào các con Ông mới ra chợ về, các con giỏi thật”, tôi cũng cười với đám trẻ, đi được vài bước tôi lại nghe: “Tau biết Ông nứ, vì Ông ở gần nhà choa đó, Ông nứ tên . . . con của Ông . . . hàng . . . đó tề, Ông nứ mới bên tê về đó bay không biết mô”, thế là cả đám lại cúi đầu lễ phép: “Dạ chúng cháu chào Ông . . . / / / / . . . . . . . . Ông mới về chơi Tết đó răng?” “Dạ, Ông cám ơn, các con lễ phép quá hầy”.

 Đi thêm một đoạn lại gặp người quen chào hỏi nhau, nhưng họ lại không quên: “Con chào Ông đi!”, đứa bé khoanh tay cúi đầu: “Dạ con chào Ông”, “Ơu Trời, con nhà ai mà giỏi như ri hầy!”.

Tôi cứ suy nghĩ, chuyện này còn có xảy ra thật sao? (và tôi cứ nghĩ hiện nay trên đất nước tôi không còn chuyện này nữa chứ), khi đem câu chuyện này ra “thắc mắc” với một số anh em quen và họ cho biết như sau:

“Không biết ở trường các em có học môn công dân giáo dục hay không, nhưng khi ở các lớp giáo lý, khi học về nhân bản thì anh chị em GLV cũng thường dạy và nhắc nhở các em, phải biết kính trên nhường dưới, lễ phép kính trọng người lớn tuổi, không chưởi thề đánh nhau, ăn cắp đồ dùng người ta là phạm tội . . . không túm tụm đùa giởn khi có đám tiệc, đám tang . . . tránh tính hư nết xấu . . . giống như hồi nứ chúng em được các anh chị huynh trưởng dạy cho vậy”.

“Và cái nữa là ở đây, dân ta quen miệng gọi tên người con chung với tên người Cha người Ông của họ, nên anh cũng đừng buồn các em nó hấy”.

Ui chu choa nghe xong tôi rất là mát ruột và cũng hỉnh cái mũi lên một chút, vì mình cũng có góp phần chút chút vào sự nghiệp cao cả này, cùng mong muốn những người kế tục sự nghiệp này cũng cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình.

Tôi so sánh những hình ảnh này với hình ảnh thức khuya ở nhà đám tang, ăn nhậu nói to tiếng đủ mọi chuyện (có khi còn “dăm tay” đánh bài cho qua đêm), họ quên mất tang gia cần nhiều lời cầu nguyện cho người đã khuất, chứ đến đông mà như vậy chỉ tổ làm phiền lòng và bận rộn thêm chẳng được lợi ích chi. Hoặc ăn tiệc thi đua nhau uống, rồi sinh chuyện với nhau, chưởi bới đủ mọi trò hề cho xã hội, mà con nít lại giỏi chuyện họctheo, mai sau chúng nó cũng thế thì sao đây?

Hy vọng những hình ảnh đẹp, đầy tính cách văn hóa (mà phải nói cho đúng hơn “Những hình ảnh lễ phép, lịch sự này so với tình hình văn hóa hiện tại của xã hội thật là rất đáng TRÂN TRỌNG” mới chính xác), sẽ được nhân rộng trong các giờ giáo lý, các giờ học tập ở trường học, trong những khi gia đình ngồi nói chuyện với nhau, hay trong những lúc tổ chức đám đình truyền thống của Xứ Họ. Luôn được nhắc nhau, chỉ dẫn cho nhau, dạy dỗ cho nhau trong tình thương mến thương, sao cho làng xóm luôn được vun xới bồi đắp bằng chính những hình ảnh đẹp, những lời nói lễ phép, những cách đối xử đầy tình người.

 Nguyện cầu mong ước sao cho các em, các cháu của chúng ta, luôn xứng đáng là những mầm non tươi tốt, những cột trụ vững bền của Xứ Họ, của gia đình của họ hàng, biết lánh xa những nếp sống không lành mạnh của những người đi trước đã lỡ bước đường lầm và từ đó sự rạng danh dòng họ, nòi giống Tiên Rồng VIỆT NAM, của thôn làng thân yêu của chúng ta sẽ mỗi ngày một sáng rạng hơn.

Mong sao mọi điều ước mong của tôi và chắc cũng là của Quý vị sẽ thành hiện thực.

 Yakêu.
Follow Me:

Trả lời